Cách đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thực hiện như thế nào? Kết hôn được xem là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, việc thực hiện đăng ký kết hôn phải diễn ra tại nơi tạm trú. Cùng Top20Review theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật các thông tin liên quan, cũng như quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi ở tạm trú đúng nhất.
Để được hỗ trợ pháp lý và hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đúng quy định, hãy liên hệ ngay với các luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại ứng dụng Askany nhiều năm kinh nghiệm.
Mục lục
Có được thực hiện đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn. Thêm vào đó, tại Khoản 1 Điều 11 Luật cư trú, định nghĩa nơi cư trú bao gồm nơi ở thường trú và tạm trú. Do đó, việc đăng ký kết hôn có thể được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi ở thường trú hoặc nơi ở tạm trú của công dân.
Tuy nhiên, trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại địa phương thực hiện đăng ký kết hôn thì cần phải cung cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền được quy định tại Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi thường trú của công dân thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Nếu công dân không có nơi thường trú nhưng lại đăng ký tạm trú theo quy định của Luật cư trú thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký tạm trú.
Như vậy, mặc dù được phép đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú, nhưng người yêu cầu đăng ký kết hôn vẫn phải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi hai bên nam nữ đăng ký thường trú (nếu công dân có nơi ở thường trú) để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Các điều kiện cụ thể để được đăng ký kết hôn
Để được công nhận kết hôn hợp pháp, nam và nữ cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2014 như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn giữa nam nữ dựa trên quyết định tự nguyện.
- Nam, nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại điểm a, b, c và d của Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Lưu ý rằng, trường hợp hôn nhân đồng giới không được Nhà nước công nhận.
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú đúng nhất
Việc đăng ký kết hôn dù được thực hiện tại nơi ở thường trú hay tạm trú cũng đều tuân thủ theo quy trình được pháp luật quy định.
Đầu tiên, người yêu cầu đăng ký kết hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Giấy tờ có giá trị tương đương của hai bên nam nữ.
- Sổ đăng ký tạm trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nam nữ đăng ký thường trú cấp không quá 6 tháng.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được liệt kê ở trên, hai bên nam nữ nộp hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký tạm trú để được giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn theo quy định chung của pháp luật.
Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với các chuyên gia luật hàng đầu
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn khó tránh khỏi những vấn đề pháp lý phức tạp, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công nhận hôn nhân hợp pháp cùng với việc phát sinh những rủi ro không mong muốn. Vậy nên, việc tìm đến các luật sư tư vấn Luật hôn nhân gia đình chuyên sâu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các điều luật liên quan, đồng thời đảm bảo quy trình thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là các chuyên gia luật uy tín mà bạn có thể tham khảo ý kiến:
Luật sư Phương Đào
Luật sư Phương Đào nổi tiếng với danh hiệu nữ luật sư hôn nhân gia đình tài năng thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Hiện tại, cô đang đảm nhận chức vụ Pháp chế cho tập đoàn TUTA danh tiếng. Trong quá trình làm chuyên gia tư vấn pháp lý, cô đã giải quyết thành công rất nhiều vụ việc về hôn nhân có tính chất phức tạp, đảm bảo thân chủ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các dịch vụ pháp lý chính do luật sư cung cấp bao gồm tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn, giải quyết ly hôn đơn phương, ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam,… Hãy trao đổi với luật sư các vấn đề của bản thân để được hỗ trợ giải quyết một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với luật sư.
- Giá tư vấn online với luật sư là 100.000 đồng/ 15 phút gọi điện.
Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí là một trong những luật sư có bề dày kinh nghiệm sâu rộng và được giới chuyên môn đánh giá cao. Ông còn được biết đến là người sáng lập Công ty Luật Sài Gòn Chí Nhân uy tín trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, luật sư Trí đảm nhận vai trò cố vấn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hôn nhân gia đình. Nhờ vốn kiến thức và khả năng tố tụng xuất sắc, luật sư đã giúp thân chủ giải quyết vấn đề thành công, hạn chế tối đa rủi ro pháp lý. Một số dịch vụ được luật sư cung cấp là hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục ly hôn, giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con, chia tài sản, cấp dưỡng,… Liên hệ với luật sư tại ứng dụng Askany.
- Giá tư vấn online với luật sư là 100.000 đồng/ 15 phút gọi điện.
Kết luận
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú đầy đủ và chi tiết nhất. Bên cạnh những thông tin cơ bản do Top20Review cung cấp, bạn cũng có thể trực tiếp đặt lịch tư vấn với các luật sư hàng đầu tại ứng dụng Askany để được hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký hôn hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.