Thuế VAT là gì? Cách tính thuế VAT phải nộp của doanh nghiệp hiện nay ra sao? Thuế giá trị gia tăng được coi là một thuế tiêu dùng thông thường dành cho các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nội địa hiện nay. Để hiểu hơn về vấn đề này bạn có thể kết nối với các luật sư tư vấn doanh nghiệp hàng đầu trên ứng dụng Askany để được giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng.
Mục lục
Các đối tượng nộp thuế và không phải nộp thuế VAT
Đối tượng phải nộp thuế VAT
Căn cứ theo điều 2 tại thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT: đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng, mua bán tại Việt Nam trừ một số đối tượng không phải nộp thuế GTGT được nêu tại mục 2.2.
Những đối tượng không cần thiết phải nộp thuế VAT
Căn cứ theo điều 4 tại thông tư số 219/2013/TT-BTC vào ngày 31/12/2013 của bộ tài chính đã cụ thể hóa danh mục chi tiết về 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Theo đó, các nhóm chủ yếu được phân chia như sau:
Sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ của các ngành thuộc nông nghiệp:
- Sản phẩm về trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến như gạo, thịt, cá…
- Các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như dịch vụ tưới, tiêu nước, cày, …..
- Các giống vật nuôi, giống cây trồng và phân bón.
- Các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản phẩm muối…
Nhóm hàng hóa, dịch vụ không phải nộp thuế theo cam kết quốc tế:
- Các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu với mục đích nhân đạo, viện trợ, hỗ trợ mang tính xã hội và không được hoàn lại.
- Các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội:
- Các loại bảo hiểm như bảo hiểm về sức khỏe, tài sản, vật nuôi….
- Các dịch vụ về y tế, thú y, dạy học, dạy nghề, dịch vụ về tang lễ, dịch vụ duy trì đường phố, chiếu sáng công cộng…
- Nhóm hàng hóa dịch vụ không phải nộp thuế GTGT để phù hợp với các điều lệ quốc tế:
- Các dịch vụ về tín dụng hay cho thuê tài chính.
- Các hoạt động chuyển nhượng vốn công ty.
- Kinh doanh về chứng khoán.
- Hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh qua các lãnh thổ tại Việt Nam.
- Các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu.
- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các doanh nghiệp thuộc khu phi thuế quan.
- Nhóm hàng hóa dịch vụ không phải nộp thuế vì đó là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước trả phí:
- Ví dụ: vũ khí phục vụ cho quốc phòng an ninh, phát sóng truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp…
- Không phải nộp thuế vì các mục đích kinh doanh khác như: dịch vụ, hàng hóa của hộ kinh doanh đó có mức doanh thu hàng năm dưới 100.000.000 VNĐ hoặc các hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đất, chuyển giao công nghệ tin học…
Cách tính thuế VAT mà doanh nghiệp phải nộp
Công thức tính thuế VAT của doanh nghiệp
Thuế VAT = Giá thuế VAT x Thuế suất
Giá tính thuế VAT
Về nguyên tắc, giá tính thuế VAT là giá bán ra không bao gồm thuế VAT.
Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất VAT là 10% có giá bán không bao gồm thuế VAT là 10.000.000đ.
➞ Thuế VAT = 10.000.000 x 10% = 1.000.000đ.
Cách xác định giá tính thuế VAT của hàng hóa dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với hàng hóa chịu các loại thuế khác như thuế tiêu thụ hàng hóa đặc biệt, thuế về bảo vệ môi trường, các loại hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa dịch vụ được dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương, hàng tiêu dùng nội bộ, hàng khuyến mại, hàng hóa bán theo phương thức trả chậm hoặc trả góp…
Các chuyên gia tư vấn hàng đầu về cách tính thuế VAT của doanh nghiệp
Trong thực tế dù cách tính thuế VAT phải nộp của doanh nghiệp đã được quy định và hướng dẫn đầy đủ trong văn bản nhưng vẫn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Một lựa chọn tốt nhất mà doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn là hợp tác với các luật sư tư vấn doanh nghiệp để đảm bảo quá trình tính thuế cho doanh nghiệp của bạn diễn ra đúng đắn và nhanh chóng. Các chuyên gia tư vấn sau tại Askany sẽ đảm bảo rằng quá trình này diễn ra đúng pháp luật và tránh những rủi ro về pháp lý.
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Cao Trí
Khi cần giải quyết các đề về cách tính thuế VAT phải nộp của doanh nghiệp theo đúng pháp luật thì luật sư tư vấn thuế doanh nghiệp Nguyễn Cao Trí sẽ là người đồng hành đáng tin cậy bởi với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cùng những am hiểu sâu sắc về Luật doanh nghiệp. Anh sẽ giúp bạn vượt qua mọi vấn đề một cách nhanh chóng và đảm bảo hợp pháp.
- Giá tư vấn online: 100.000 VNĐ/15 phút.
- Thông tin liên hệ: https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.luat-su-nguyen-cao-tri.360695
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Hồng Tâm
Luật sư Tâm với hơn 10 năm kinh nghiệm về tư vấn luật doanh nghiệp trong các lĩnh vực như kinh doanh, thương mại, hợp đồng, lao động, thuế,… Anh sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn khi gặp các vấn đề về cách tính thuế. Sự hỗ trợ tận tình từ luật sư Tâm sẽ giúp bạn tự tin trong quyết định kinh doanh và giảm thiểu các rủi ro đáng kể.
- Giá tư vấn online: 200.000 VNĐ/15 phút.
- Thông tin liên hệ: https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.luat-su-nguyen-hong-tam.300219
Chuyên gia pháp lý Đào Mỵ Dung
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tính thuế VAT phải nộp của doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ các luật sư dày dặn kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Chuyên gia pháp lý Đào Mỵ Dung với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về tư vấn luật doanh nghiệp như đầu tư, thương mại, lao động, hợp đồng,thuế… Chị sẽ là một lựa chọn sáng suốt giúp bạn xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc.
- Thông tin liên hệ: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-dao-my-dung.
Kết luận
Qua bài viết bạn đã biết cách tính thuế VAT phải nộp của doanh nghiệp đồng thời bạn có thể biết mình có thể tìm được các chuyên gia tư vấn luật doanh nghiệp ở đâu khi cần dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp. Các chuyên gia Luật này đều đang có mặt trên app Askany, ứng dụng tư vấn đa lĩnh vực hàng đầu hiện nay.