Thắc mắc đất nông nghiệp có mua bán được không là câu hỏi của rất nhiều người dân. Ở đây bao gồm cả những người đang sở hữu đất nông nghiệp muốn bàn và người dân muốn mua để tham gia sản xuất. Vậy các quy định của pháp luật về việc mua bán đất nông nghiệp là gì? Ở đây, các luật sư tư vấn giỏi hàng đầu của ứng dụng Askany sẽ giải thích đầy đủ về những quy định xung quanh đất nông nghiệp cho bạn. Askany là ứng dụng giúp liên hệ chuyên gia tư vấn đa lĩnh vực hàng đầu nước ta hiện nay.
Mục lục
Đất nông nghiệp có mua bán được không?
Theo điều 167 của Luật Đất đai Việt Nam, công dân có quyền thực hiện mua bán đất nông nghiệp. Tuy nhiên, vì đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nhà nước, nên điều 188 của Luật Đất đai cung cấp thêm các điều kiện sau đây để cho phép người dân thực hiện giao dịch đất nông nghiệp:
- Người dân sở hữu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đó.
- Đất nông nghiệp vẫn trong thời hạn sử dụng đất.
- Đất nông nghiệp đang không thuộc diện tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án.
Tuy nhiên, với các loại đất nông nghiệp đặc biệt khác gồm đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đặc dụng, các chuyên gia tư vấn luật đất đai cho biết rằng người dân không được phép mua bán các loại đất đó trong các trường hợp sau:
- Hộ gia đình và cá nhân không tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp không được phép nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng quyền sử dụng đất trồng lúa nếu:
- Mọi thành viên của hộ gia đình đó là đối tượng hưởng lương thường xuyên, hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ việc do mất khả năng lao động hoặc đang nhận trợ cấp xã hội.
- Cá nhân thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên, đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động hoặc thôi việc và được hưởng trợ cấp xã hội.
- Hộ gia đình và cá nhân không được mua bán hoặc cho tặng đất ở và đất nông nghiệp nằm trong rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, trừ khi họ đang không sinh sống trong khu vực đó.
Hướng dẫn thủ tục để mua bán đất nông nghiệp
Bước 1: Công chứng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013, khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình hoặc cá nhân, việc này cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Bước 2: Nộp thuế và phí
Khi nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà đất, bạn cần nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định rằng người nộp thuế không cần phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây:
- Những người đang được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế TNCN
- Những người được thừa kế hoặc cho tặng bất động sản thay vì thực hiện chuyển nhượng, giao dịch mua bán
Bước 3: Đăng ký sang tên sổ đỏ
Trước khi thực hiện bước này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký sự thay đổi theo Mẫu số 09/ĐK.
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tờ khai thuế TNCN (Mẫu 03/BĐS-TNCN).
- Tờ khai lệ phí trước bạ.
- Các giấy tờ chứng minh thuộc các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ trên chỉ áp dụng cho trường hợp bên nhận chuyển nhượng phải nộp thuế thay, trường hợp không nộp thuế thay thì không cần nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Hồ sơ sau khi chuẩn bị hoàn tất, bạn có thể nộp tại một trong các cơ quan sau đây:
- UBND xã, phường, thị trấn nơi đất nằm.
- Các Bộ phận một cửa tại địa phương có đất.
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu không có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương.
Người có nhu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ dựa trên thông báo của cơ quan thuế, trừ trường hợp được miễn thuế. Sau khi hồ sơ được duyệt, cơ quan sẽ trả kết quả cho bạn.
Chuyên gia tư vấn việc mua bán đất nông nghiệp
Thực tế, các thủ tục pháp lý liên quan tới đất nông nghiệp luôn rất rối rắm và phức tạp. Không chỉ là khía cạnh mua bán, giao dịch chuyển nhượng mà là nhiều mặt khác. Tốt nhất là bạn cần sử dụng ứng dụng Askany để liên hệ các chuyên gia tư vấn cho mình. Ở ứng dụng này có đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là mua bán đất nông nghiệp mà còn có thể là luật sư tư vấn đền bù đất chẳng hạn.
Luật sư Phạm Quân
Nhờ có 20 kinh nghiệm hành nghề luật của mình, luật sư Phạm Quân luôn tự tin rằng anh có thể hỗ trợ bạn vượt qua bất kỳ khó khăn nào liên quan tới đất nông nghiệp. Hơn nữa, anh còn được mệnh danh là luật sư hàng đầu ở Yên Bái đối với loại đất đặc biệt này.
- Liên hệ chuyên gia: https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.pham-quan.209872
Luật sư Nguyễn Hồng Tâm
Luật sư Nguyễn Hồng Tâm cũng là một chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm đáng nể khác có cung cấp dịch vụ trên app Askany. Anh đã hành nghề trong hơn 10 năm, đặc biệt là ở lĩnh vực đất nông nghiệp, nên bạn có thể liên hệ để nhờ anh tư vấn với bất kỳ vấn đề gì.
- Liên hệ chuyên gia: https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.luat-su-nguyen-hong-tam.300219
Luật sư Tôn Quách Toại
Chuyên gia Tôn Quách Toại là một luật sư được khách hàng đánh giá rất cao về dịch vụ tư vấn của mình. Rất nhiều người đã nhờ anh hỗ trợ họ trong việc mua bán đất nông nghiệp của họ. Vì thế nếu bạn đang có vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với chuyên gia Tôn Quách Toại trên Askany.
- Liên hệ chuyên gia: https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.ton.612669
Kết luận
Qua đây bạn đã được giải đáp thắc mắc về việc đất nông nghiệp có mua bán được không. Pháp luật đã có các quy định rõ ràng về các trường hợp được phép mua bán loại đất đặc biệt này. Nếu muốn mua bán đất nông nghiệp nhưng gặp phải vướng mắc về pháp lý, hãy sử dụng app Askany để dễ dàng tìm được chuyên gia tư vấn về luật đất đai cho bạn.