6 lỗi thường gặp khi chạy Google Ads cần lưu ý ngay

lỗi thường gặp khi chạy google ads

Những lỗi thường gặp khi chạy Google Ads là gì? Quảng cáo Google Ads được biết đến là một trong những công cụ Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ngày nay. Tuy nhiên, để chạy Google Ads hiệu quả là điều rất khó, bởi không ít nhà quảng cáo đã mắc các lỗi khiến chiến dịch không thể triển khai đúng hướng. Theo dõi bài viết dưới đây của Top20Review để tìm hiểu chi tiết 6 lỗi phổ biến khi chạy quảng cáo Google để tránh vi phạm.

Ngoài việc biết được các lỗi thường gặp khi chạy Google Ads, bạn cũng cần phải biết được cách xử lý những lỗi đó để đảm bảo chiến dịch của mình được thực hiện hiệu quả. Bạn có thể đặt lịch tư vấn với các chuyên gia chạy quảng cáo Google tại dịch vụ Adwords của Askany để được chia sẻ chính xác hướng giải quyết cho từng lỗi mà bạn gặp trong quá trình triển khai Google Ads.

Không tối ưu trang đích

Không tối ưu trang đích
Không tối ưu trang đích

Mặc dù cách chạy quảng cáo Google của bạn thu hút được nhiều lượng truy cập vào trang web, nhưng tỷ lệ người mua hàng lại rất thấp và thậm chí là không có. Điều này xảy ra xuất phát từ việc trang đích của bạn không đủ hấp dẫn và thuyết phục để tạo niềm tin cho khách hàng. Do đó, điều bạn cần làm chính là tối ưu trang đích của mình.

Vậy làm sao để tối ưu trang đích hiệu quả? Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần gây sự chú ý với khách hàng bằng cách sắp xếp lại bố cục và cấu trúc website rõ ràng và bắt mắt.
  • Tiếp theo, bạn cần cho khách hàng thấy rõ thông điệp trong sản phẩm, dịch vụ mà mình đem lại cho họ.
  • Cuối cùng, sử dụng các thiết kế mang tính riêng biệt, độc đáo để khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn.

>> Xem thêm: Sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo được không? Các rủi ro có thể đối mặt

Không cân đối được ngân sách chạy quảng cáo

Thông thường, những chiến dịch quảng cáo mới hoạt động hầu như không cân đối được ngân sách. Điều này khiến chi phí phải trả cho mỗi lần click cao mà lợi ích mang lại thì thấp. Còn đối với những chiến dịch quảng cáo tự động, nếu đối thủ cạnh tranh bất ngờ tăng giá thầu thì quảng cáo của bạn cũng tự động tăng theo, vì vậy mà chiến dịch vừa không hiệu quả, vừa mất tiền.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên có kế hoạch kiểm soát ngân sách qua những lần click chuột. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng trình Thiết lập ngân sách được chia sẻ do Google Ads cung cấp để dễ dàng quản lý ngân sách của mình hiệu quả hơn.

Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ

Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ
Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ

Đấu giá từ khoá trên Google quá thấp sẽ khiến quảng cáo của bạn bị “chôn vùi” ở những vị trí dưới cùng của trang kết quả tìm kiếm. Khi một khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ sẽ tiến hành tìm kiếm sau khi rời trang web và so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong trường hợp họ quên mất tên website của bạn, rất có thể họ sẽ thực hiện tìm kiếm khác để tìm thấy bạn. Nhưng nếu như bạn không xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm thì chắc chắn họ sẽ không tiếp tục vào những trang tiếp theo để tìm bạn, cho dù bạn đang ở trang thứ 3.

Do đó, hãy chú trọng đến việc đặt giá thầu cao hơn đối thủ cạnh tranh để đảm bảo quảng cáo của mình được xuất hiện ở danh sách đầu của tìm kiếm Google, từ đó lượng truy cập vào trang web sẽ nhiều hơn và chất lượng quảng cáo cũng hiệu quả hơn.

Chọn nhóm từ khóa không đúng

Chọn nhóm từ khoá phù hợp giúp chiến dịch quảng cáo Google của bạn đạt hiệu quả cao, đồng thời tối ưu trang đích nhanh chóng. Sau đây là 3 loại từ khoá thông dụng mà bạn cần lưu ý khi chạy quảng cáo từ khóa Google:

  • Từ khoá rộng (Broad match): Đây là loại từ khóa cho phép quảng cáo xuất hiện khi người dùng không cần nhập chính xác hoàn toàn từ khóa mục tiêu mà bạn đã thiết lập.
  • Từ khoá cụm (Phrase match): Đây là từ khóa cho phép quảng cáo xuất hiện khi người dùng nhập chính xác thứ tự của từ khóa mục tiêu mà bạn đã thiết lập.
  • Từ khoá chính xác (Exact match): Đây là loại từ khóa cho phép quảng cáo xuất hiện khi người dùng nhập đủ và chính xác 100% từ khoá mục mà bạn đã thiết lập.

Hiện nay, có rất nhiều công cụ tìm kiếm từ khóa hỗ trợ việc nghiên cứu và chọn lọc từ khoá chính xác, bằng cách sử dụng những công cụ này, bạn có thể phân tích, lựa chọn và nhóm từ khóa quảng cáo đúng nhất cho chiến dịch của mình.

Không sử dụng từ khóa phủ định

Không sử dụng từ khóa phủ định
Không sử dụng từ khóa phủ định

Một trong những sai lầm lớn nhất khi thực hiện chiến dịch quảng cáo là không sử dụng từ khóa phủ định Google Ads. Sử dụng từ khóa phủ định mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể, từ việc loại bỏ những từ khóa không liên quan với sản phẩm, dịch vụ của bạn cho đến việc giảm chi phí và tăng cường tỷ lệ hoàn vốn (ROI) trong các chiến dịch quảng cáo.

Thực tế, không ít nhà quảng cáo thường bỏ qua tầm quan trọng của từ khóa phủ định và luôn thắc mắc khi chiến dịch không mang lại kết quả chuyển đổi như mong đợi. Có thể thấy rằng, bổ sung từ khóa phủ định vào danh sách là cách tốt nhất để cải thiện điểm chất lượng của chiến dịch, đồng thời tạo nên hiệu suất quảng tốt hơn mà không gây ra sự trùng lặp về nội dung.

Chọn sai đối tượng mục tiêu

Sản phẩm của bạn được thiết kế chỉ có đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng cụ thể. Do đó, việc đặt mục tiêu khách hàng cho chiến dịch quảng cáo nhằm bao phủ tất cả các phân khúc thị trường chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí có thể khiến quảng cáo Google Adwords không chạy.

Để xác định đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, bạn cần dựa vào các thông tin về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, cũng như thông tin về tâm lý học như sở thích, thói quen và thái độ. Trong chiến dịch quảng cáo Google Ads, bạn có thể định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách đưa họ vào nhóm khách hàng quảng cáo của mình, giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo và tăng cường khả năng chuyển đổi.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các lỗi thường gặp khi chạy Google Ads, hy vọng đây sẽ là những cơ sở quan trọng giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo một cách tối ưu. Bên cạnh đó, nếu gặp khó khăn trong quá trình xử lý các lỗi nêu trên, bạn hãy trực tiếp tìm đến đội ngũ chuyên gia quảng cáo Google của Askany để được tư vấn cụ thể hơn, cũng như hướng dẫn cách giải quyết hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *