Chuyên Gia Tư Vấn Luật Chia Tài Sản Khi Ly Hôn Ở Việt Nam

Những quy định, điều luật chia tài sản khi ly hôn là những thứ bạn phải đặc biệt lưu ý trong thủ tục ly hôn. Khi xảy ra tranh chấp tài sản khi ly hôn, ai cũng muốn có nhiều quyền lợi nhất về phía mình. Vì thế, nhà nước đã có những quy định rõ ràng về việc phân chia tài sản. Các chuyên gia pháp lý về luật hôn nhân và gia đình hàng đầu sẽ giải thích về các quy định đó cho bạn trong bài viết dưới đây.

Luật chia tài sản khi ly hôn ở Việt Nam

Điều đầu tiên bạn cần phải biết khi tranh chấp tài sản sau ly hôn là pháp luật chỉ cho phép phân chia tài sản chung. Những tài sản riêng của hai vợ chồng sẽ không được đem vào tranh chấp.

chia-tai-san-khi-ly-hon

Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng

Định nghĩa của tài sản chung đã được nêu rõ trong các điều 38, 39 và 40 của bộ luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Theo đó, tài sản chung là tất cả những gì mà hai vợ chồng tạo ra, kiếm được thông qua việc lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, những hoa lợi hay lợi tức được tạo ra bởi tài sản chung cũng sẽ được tính là tài sản chung của hai vợ chồng. Các loại bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ được tính là tài sản chung của hai vợ chồng bất kể việc người đứng tên là ai trong hai người.

Ngược lại, tài sản riêng là những tài sản mà vợ chồng có được trước hôn nhân và lợi tức từ những tài sản riêng đó.

Nếu tài sản riêng không có giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng, nó sẽ tự động được quy định là tài sản chung. Ngoài ra, vợ chồng cũng có thể thỏa thuận các tài sản riêng biến thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Chia tài sản chung khi ly hôn

Theo như thủ tục ly hôn ở Việt Nam, tòa sẽ cho phép vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản với nhau. Nếu hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận phân chia tài sản, tòa sẽ đứng ra giải quyết tài sản khi ly hôn.

luat-chia-tai-san-khi-ly-hon

Đầu tiên, tòa sẽ yêu cầu vợ chồng nộp các loại giấy tờ chứng minh tài sản chung. Sau đó, tòa sẽ tiến hành chia số tài sản đó. Luật chia tài sản khi ly hôn cơ bản là chia đôi, 50:50. Tuy nhiên, tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau để chia tài sản, như là:

  • Thu nhập cá nhân của mỗi người
  • Gia cảnh của mỗi người
  • Mức độ đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung
  • Ai là người giành quyền nuôi con khi ly hôn

Dựa vào những yếu tố này, tòa án sẽ quyết định chia tài sản sao cho phù hợp nhất. Quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng.

Mức phí chia tài sản khi ly hôn

Nếu cần đến tòa án để quyết định việc phân chia tài sản nó xin ly hôn, hai vợ chồng sẽ đóng một mức án phí gọi là phí định giá tài sản. Mức án phí này sẽ phụ thuộc vào tổng giá trị khối tài sản chung của hai người. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết mức án phí được quy định trong luật chia tài sản khi ly hôn là gì:

Tổng giá trị tài sản Án phí ly hôn
Dưới 6 triệu đồng 300.000 đồng
6 triệu đồng đến 400 triệu đồng 5% tổng giá trị tài sản tranh chấp
400 triệu đồng đến 800 triệu đồng 20 triệu đồng + 4% tổng giá trị tài sản tranh chấp, tối đa 400 triệu đồng
800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng 36 triệu đồng + 3% tổng giá trị tài sản tranh chấp, tối đa 800 triệu đồng
2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng 72 triệu đồng + 2% tổng giá trị tài sản tranh chấp, tối đa 2 tỷ đồng
Trên 4 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0,1% tổng giá trị tài sản tranh chấp, tối đa 4 tỷ đồng

Mức án phí sẽ được chia đôi cho cả hai vợ chồng. Người yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp sẽ ứng tiền phí trước. Sau khi xét xử cả hai sẽ trả nốt số tiền còn lại.

Kết luận

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về luật chia tài sản khi ly hôn ở Việt Nam. Nếu vẫn còn gặp vướng mắc gì về các thủ tục ly hôn, bạn hãy sử dụng ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng giúp chúng ta kết nối với những chuyên gia tư vấn luật hôn nhân và gia đình hàng đầu hiện nay.