Mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng cần lưu ý những gì?

mua ban nha dat dang the chap tai ngan hang

Nhà nước quy định về mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào? Giao dịch này được tiến hành theo thủ tục như thế nào? Đây là một quá trình khá thách thức và đòi hỏi khi thực hiện phải tuân thủ đúng các yêu cầu của pháp luật. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ các quy định về mua bán nhà đất đang thế chấp này.

Nếu người dân đang trong trường hợp này nhưng không biết phải chuẩn bị hồ sơ ra sao, cần phải đáp ứng những điều kiện nào,.. Hãy liên hệ ngay đến những luật sư nổi tiếng tại Askany để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn xử lý các khó khăn trên khi thực hiện giao dịch này.

Điều kiện để mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng

Điều kiện để mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng
Điều kiện để mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng

Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai cho biết căn cứ vào Điều 320 và 321 được Nhà nước quy định, đương sự không được tự ý mua bán nhà đất thế chấp mà phải có sự cho phép từ ngân hàng. Đồng thời, các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây của pháp luật:

  • Thứ nhất, nhà đất phải có đầy đủ các giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ). Nhằm đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của bên bán đối với nhà đất.
  • Thứ hai, nhà đất không đang trong quá trình tranh chấp hoặc bị kê biên để bảo đảm thi hành án. 
  • Thứ ba, đối với đất đai có thời gian sử dụng thì phải còn trong thời hạn được ghi rõ trên giấy chứng nhận để đảm bảo không bị thu hồi theo quy định.
  • Thứ tư, bên bán phải có giấy xác nhận của ngân hàng về việc cho phép bán nhà đất đang thế chấp như đã đề cập bên trên và có ghi rõ về thời hạn giải chấp nhà đất.

Hồ sơ, thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng

Tương tự như việc mua bán chuyển nhượng đất đai bình thường, hồ sơ và thủ tục đối với nhà đất thế chấp cũng phải thực hiện đầy đủ.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị

Trước khi tiến hành mua bán, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động về đất đai theo mẫu đã được quy định.
  • Đơn đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dành cho bên mua theo quy định Nhà nước.
  • Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất bản gốc và bản sao đã chứng thực của cả bên bán và bên mua.
  • Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/ căn cước/hộ chiếu, hộ khẩu của cả bên bán và bên mua.
  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất giữa bên bán và ngân hàng.
  • Giấy xác nhận của ngân hàng về việc cho phép bán nhà đất đang thế chấp như đã nêu trên.
  • Hợp đồng mua bán đất đai đã được công chứng hợp lệ.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ để chứng minh đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.

Thủ tục tiến hành mua bán

Thủ tục tiến hành mua bán
Thủ tục tiến hành mua bán

Để mua bán nhà đất đang thế chấp, các chủ thể cần thực hiện thủ tục gồm các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đương sự các bên mua , bán và ngân hàng thỏa thuận với nhau về việc thanh toán các khoản vay và  điều khoản mua bán.
  • Bước 2: Sau khi đã có sự đồng ý từ ngân hàng, đương sự bên bán và bên mua cần lập hợp đồng mua bán, tiến hành công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng.
  • Bước 3: Các bên thực hiện các nghĩa vụ tài chính như đã thỏa thuận trong hợp đồng bao gồm thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ,…
  • Bước 4: Cuối cùng, bên bán cần đến cơ quan đăng ký đất đai để nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên mua.

Lưu ý khi tiến hành mua bán nhà đất đang thế chấp

Lưu ý khi tiến hành mua bán nhà đất đang thế chấp
Lưu ý khi tiến hành mua bán nhà đất đang thế chấp

Tương tự như giao dịch mua bán đất đồng sở hữu, vì tính chất đặc biệt của nhà đất thế chấp, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiến hành mua bán:

  • Đầu tiên, cần kiểm tra kỹ các thông tin về nhà đất trước khi tiến hành mua bán bao gồm: Tình trạng pháp lý, hiện trạng, giá bán của nhà đất,…
  • Thứ hai, các bên cần thỏa thuận rõ ràng với bên bán về việc giải quyết khoản vay thế chấp như: Cách thức thanh toán khoản vay, thời hạn giải chấp nhà đất.
  • Thứ ba, đương sự bên mua không nên đặt cọc quá nhiều tiền cho bên bán trước khi tiến hành ký hợp đồng mua bán nhà đất.
  • Thứ tư: Đương sự các bên cần phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà đất trong giao dịch để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của mình.

Mua bán nhà đất thế chấp tại ngân hàng cần phải được tiến hành đúng các quy định của Nhà nước như bài viết đã nêu trên. Tuy nhiên, việc này mang lại khá nhiều rủi ro, vì tính chất đặc biệt của loại nhà đất này, khi thực hiện các giao dịch pháp lý, người dân cần lưu ý kỹ càng. Để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân nên tìm đến sự hỗ trợ từ những luật sư dày dặn kinh nghiệm tại Askany. Họ sẽ giúp giải quyết các vấn đề như ngân hàng không chấp nhận giải chấp, không cho phép mua bán,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *