Pháp luật có quy định mức phạt đăng ký kết hôn muộn không? Sau khi cưới, vì một số lý do nào đó, các cặp đôi phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn muộn. Điều này khiến không ít người lo lắng liệu mình có đang vi phạm pháp luật hay không. Cùng Top20Review tham khảo bài viết dưới đây để được làm rõ thắc mắc nêu trên.
Nếu bạn đang băn khoăn với những vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân nhưng không biết cách xử lý thế nào, hãy nhanh chóng liên hệ với các luật sư tư vấn hàng đầu tại ứng dụng Askany để được hỗ trợ giải đáp một cách chính xác nhất.
Mục lục
Có xử phạt đăng ký kết hôn muộn không?
Dựa theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014, nam và nữ kết hôn với nhau cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
Những trường hợp nào cấm kết hôn? Tại điểm a, b, c và d của Khoản 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Cần lưu ý rằng, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về mốc thời gian bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Do đó, việc xử phạt với trường hợp các bên không tiến hành đăng ký kết hôn ngay sau khi tổ chức đám cưới là hoàn toàn không có căn cứ.
Những hậu quả pháp lý khi không đăng ký kết hôn
Căn cứ quy định tại Điều 14, 15 và 16 của Luật hôn nhân gia đình 2014, việc nam nữ sống chung như vợ chồng với nhau nhưng không thực hiện đăng ký kết hôn có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý sau đây:
Về quan hệ hôn nhân
Pháp luật không công nhận mối quan hệ hôn nhân trong trường hợp này. Đồng thời, trên khía cạnh pháp lý, cả hai bên vẫn thuộc trường hợp chưa có vợ, chồng và có thể tiến hành kết hôn với người khác mà người kia không có quyền phản đối.
Về quyền và nghĩa vụ vợ chồng
Mối quan hệ hôn nhân không có đăng ký kết hôn sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng giữa nam và nữ. Do đó, nếu một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng thì mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo pháp luật dân sự chứ không phải theo pháp luật hôn nhân gia đình.
Về vấn đề con cái
Nếu hai vợ chồng có con trong thời gian sống chung, thì con cái vẫn được làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, mối quan hệ hôn nhân không có đăng ký kết hôn có thể ảnh hưởng đến quy trình khai sinh. Cụ thể, việc xác định cha, mẹ, con sẽ không được công nhận dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, cả hai bên có thể đăng ký kết hôn sau đó cam kết thừa nhận đứa bé là con của cả hai trong giấy khai sinh, theo Khoản 1 Điều 88 của Luật hôn nhân gia đình hoặc người cha thực hiện thủ tục nhận con để được Tòa án công nhận mối quan hệ cha con. Khi đó, cán bộ hộ tịch sẽ ghi tên người cha trong giấy khai sinh cho con.
Về vấn đề tài sản
Nếu có tranh chấp về tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai người trong thời gian sống chung, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua thỏa thuận. Trường hợp không thể đạt được thỏa thuận, việc giải quyết sẽ theo quy định của pháp luật dân sự.
Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình đầy đủ từ các luật sư hàng đầu
Có thể thấy rằng, pháp luật hôn nhân gia đình tồn tại rất nhiều phạm trù phức tạp. Chính vì vậy, việc trang bị các kiến thức liên quan là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro pháp lý không mong muốn cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân một cách tốt nhất. Trong bài viết này, Top20Review đề xuất các bạn nên gặp gỡ và trao đổi thắc mắc của mình với các luật sư tư vấn Luật hôn nhân gia đình. Họ là những người có bề dày kinh nghiệm cùng với sự am hiểu sâu rộng đối với lĩnh vực hôn nhân gia đình, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Luật sư Đào Thị Thu Phương
Luật sư Đào Thị Thu Phương là nữ luật sư giỏi và uy tín thuộc Công ty Luật TNHH INFINITY VIỆT NAM. Trong suốt quá trình làm nghề, luật sư Phương đã giải quyết nhiều vụ việc về hôn nhân gia đình như đăng ký kết hôn, ly hôn, thỏa thuận nuôi con, phân chia tài sản, cấp dưỡng,….
Luật sư Vũ Văn Toàn
Luật sư Vũ Văn Toàn được biết đến là thành viên của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhiều lĩnh vực như hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại. Ngoài ra, ông còn được vinh danh là một trong những luật sư xuất sắc và đáng tin cậy cùng sự am hiểu pháp luật sâu rộng.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc pháp luật có quy định mức phạt đăng ký kết hôn muộn không. Bên cạnh đó, để có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề nêu trên, bạn có thể trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các luật sư hôn nhân gia đình giàu kinh nghiệm tại ứng dụng Askany. Họ sẽ giúp bạn thu thập các thông tin quan trọng cũng như sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết hiệu quả vấn đề mà bạn đang mắc phải, đảm bảo quyền lợi hợp pháp luôn được bảo vệ.