KHI NÀO BẠN CẦN NÓI CHUYỆN VỚI BÁC SĨ TÂM LÝ

Nói chuyện với bác sĩ tâm lý về những xúc lo lắng, căng thẳng hay phiền muộn, sợ hãi là một cách giải quyết hiệu quả. Họ sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này trong cuộc sống. Nếu bạn cần giúp đỡ hãy tìm đến bác sĩ tâm lý – hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua ứng dụng Askany. Và dưới đây là những trường hợp mà bạn nên đến thăm khám bác sĩ điều trị tâm lý

1. Trải qua cú sốc tâm lý

Sự kiện đau buồn là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mọi người. Các cú sốc tâm lý có thể xảy ra và thay đổi hoàn toàn cảm giác của bạn, chẳng hạn như: Cái chết của một người thân yêu, có một tình trạng y tế nghiêm trọng, bị thương hoặc tình trạng đe dọa tính mạng, tranh chấp ly hôn, thất nghiệp hoặc khó khăn tài chính trầm trọng, đối mặt với các vấn đề pháp lý,…

2. Căng thẳng và lo âu kéo dài

Những vấn đề xảy ra hằng ngày trong cuộc sống như tranh chấp trong các mối quan hệ, áp lực tiền bạc, công việc… có thể khiến bạn rơi vào cảm giác căng thẳng và lo lắng. Cũng có đôi khi những cảm xúc này đến một cách bất chợt mà không có lý do. Căng thẳng và lo lắng mãn tính có thể dẫn đến chứng cô lập xã hội, trầm cảm và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác.

3. Bị OCD

Căn bệnh OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) cũng sẽ can thiệp rất nhiều vào cuộc sống của bạn. Một số trẻ em cho đến người trưởng thành mắc chứng sợ độ cao, sợ động vật, sợ sấm chớp,…. Những nỗi ám ảnh bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn như sợ băng qua đường, sợ ngồi, sợ tiêm hoặc các vật kim loại sắc nhọn, sợ bị thương, sợ thang máy, ô tô, tàu hỏa;.. Khi nỗi sợ hãi kéo dài, nó có thể làm bạn rối loạn về tinh thần và cảm xúc, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và trong trường hợp xấu nhất là tự sát.

4. Mối quan hệ của bản thân gặp vấn đề

Các mối quan hệ trong đời sống như gia đình, bạn bè hay công việc không phải lúc nào cũng hài hòa, đôi khi nảy sinh tranh chấp, cãi vã. Khi các mối quan hệ ngày càng trở nên bất ổn, không thể chia sẻ hay thấu hiểu cho nhau và bạn không biết cách khắc phục. Chúng có thể khiến bạn dễ dàng bị căng thẳng và lo lắng.

5. Nghiện rượu bia, thuốc lá hoặc các chất gây kích thích

Một số thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ma túy, v.v,… có thể bị lạm dụng để vượt qua nỗi đau hoặc sự chán nản trong cuộc sống. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong cuộc sống, khiến bạn không thể kiểm soát được những hành vi và suy nghĩ của mình. Thậm chí phải sử dụng các chất kích thích này như một loại thuốc khiến bạn cảm thấy tinh thần ổn định hơn, bạn cần đến nói chuyện với bác sĩ tâm lý ngay.

6. Những vấn đề về sức khỏe tâm thần

Khi bạn buồn bã, lo lắng hoặc tuyệt vọng trong một thời gian dài (trên 2 tuần), đó không chỉ là phản ứng cảm xúc thông thường, nó có thể là triệu chứng của chứng rối loạn tâm thần. .
Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đó là những cảm xúc bình thường và chỉ có thể phát hiện ra khi có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Một số loại rối loạn tâm lý mà người bệnh gặp phải như:

  • Rối loạn lo âu, hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn stress sau sang chấn tâm lý xảy ra
  • Tâm thần phân liệt
  • Người bệnh cảm thấy buồn bã, sợ hãi, căng thẳng, tức giận, hoặc lo lắng quá mức
  • Thường thay đổi tâm trạng hoặc bộc phát cảm xúc
  • Mất trí nhớ hoặc hay quên
  • Ảo tưởng hoặc hoang tưởng
  • Sợ hãi hoặc lo lắng tột độ về những thay đổi xảy ra trong cơ thể như: tăng giảm cân đột ngột, rụng tóc, v.v.
  • Thay đổi chế độ ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít), rối loạn giấc ngủ
  • Khó tập trung và gặp khó khăn khi đưa ra quyết định
  • Tránh các hoạt động xã hội hoặc các mối quan hệ, luôn tìm cách cô lập mình
  • Suy nghĩ làm hại bản thân (self-harm) hoặc làm hại người khác
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc tự sát.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề trên thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý của Askany ngay lập tức. Họ có thể hướng dẫn bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tránh nguy cơ trầm cảm hoặc lo lắng, cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.