Quy trình xin giấy phép xây dựng là một trong những quy trình phức tạp và nhiều giai đoạn trong quá trình thi công xây dựng nhà. Bạn cần biết rõ về các bước hoàn thiện và cần phải chuẩn bị những gì. Từ đó, lên kế hoạch để có thể hoàn thành trước khi bắt đầu khởi công công trình và không làm chậm đi tiến độ thi công đề ra. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể nắm rõ các bước trong quy trình trên cập nhật theo bộ luật mới nhất hiện hành để đưa ra một kế hoạch chuẩn bị hợp lý và phù hợp với quá trình xây dựng của bạn.
Mục lục
Bộ hồ sơ quy trình xin giấy phép xây dựng
Quy trình xin giấy phép xây dựng sẽ được bắt đầu với việc chuẩn bị những hồ sơ và giấy tờ liên quan. Theo quy trình được ghi tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm có:
- Mẫu số 01: Mẫu đơn dành cho xin cấp phép xây dựng;
- Sổ đỏ và các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn được quy định theo luật Đất Đai;
- 02 Bản vẽ thiết kế cho xây dựng kèm theo kết quả phê duyệt PCCC dưới dạng giấy chứng nhận và bản vẽ trong trường hợp hỏa hoạn. và các bản vẽ thiết kế khác đã được phê duyệt bởi cơ quan chức năng liên quan;
- Cam kết đảm bảo an toàn khi công trình thi công với các nhà liền kề (Nếu cần).
Đây là bộ hồ sơ cơ bản. Tùy vào yêu cầu của từng UBND, họ sẽ yêu cầu bạn nôp bổ sung thêm một số giấy tờ khác. Bạn cần nên hỏi rõ cán bộ phụ trách hoặc các chuyên gia tại địa phương để có bộ hồ sơ đầy đủ nhất.
Trình tự cho quy trình xin giấy phép xây dựng
Sau khi bạn chuẩn bị hồ sơ đã xong, bạn cần nộp cho Trung tâm phục vụ hành chính hay các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết của UBND khu vực đó. Các cán bộ chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết sau khi đầy đủ hồ sơ cần nộp. Sau thời hạn không quá 15 ngày làm việc theo quy định Nhà nước, bạn sẽ nhận được kết quả cuối cùng và giấy phép xây dựng tại nơi nộp hồ sơ.
Trước khi nhận được hồ sơ, bạn cũng phải nộp cho UBND một khoảng lệ phí theo đúng quy trình xin giấy phép xây dựng. Khoảng lệ phí này sẽ được thay đổi tùy thuộc vào địa phương, tỉnh thành bạn đang sinh sống nên bạn có thể kiểm tra lại với cán bộ về mức phí bạn cần nộp.
Mức phạt cho hành vi cố tình xây dựng khi chưa có giấy phép
Như đã đề cập ở đầu bài, hành vi khởi công xây dựng trước khi được cấp phép hoặc giấy phép quá hạn sẽ làm rối loạn quy trình xin giấy phép xây dựng. Và căn cứ trên khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, có 3 mức phạt cho hành vi trên:
- Phạt từ 60 đến 80 triệu đồng hành chính cho công trình là nhà ở riêng lẻ;
- Mức phạt là 80 đến 100 cho nhà riêng lẻ thuộc khuôn viên bảo tồn, di tích và công trình khác;
- Với công trình yêu cầu những báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo đầu tư xây dựng về kinh tế – kỹ thuật sẽ có mức phạt hành chính lên tới 120 đến 140 triệu.
Vì thế bạn nên có kế hoạch cho việc làm quy trình xin giấy phép xây dựng từ trước khi xây nhà để ý các yếu tố khác trong giấy phép như giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu và giấy phép mình có bị hết hạn chưa để có thể làm mới kịp thời. Nếu không cơ quan chức năng buộc phải phạt bạn với các mức được nêu trên tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Trường hợp ngoại lệ nhà ở được miễn xin giấy phép xây dựng
Ngoài những tình huống bắt buộc đã nêu trên, quy định Nhà nước tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây Dựng 2020 có đề cập đến 3 trường hợp đặc biệt không phải thực hiện quy trình xin giấy phép xây dựng:
- Nhà ở riêng lẻ tại các vùng núi cao, ngoài hải đảo không thuộc diện quy hoạch đô thị, quy hoạch dành cho khu chức năng cần xây dựng;
- Nhà riêng lẻ ở tại khu vực nông thôn ngoài thành thị dưới 07 tầng quy mô nằm ngoài cách điểm quy hoạch được phê duyệt trước;
- Các nhà ở riêng lẻ cũng với quy mô dưới 07 tầng nằm trong dự án đầu tư nhà ở khu đô thị tai quy hoạch chi tiết 1/500.
Qua bài viết, chúng tôi đã cùng bạn đi qua các bước trong quy trình xin giấy phép xây dựng từ việc lập hồ sơ đến các thủ tục nộp giấy tờ. Bạn có thể áp dụng theo và có thể tạo cho mình một kế hoạch xin giấy phép và thi công hợp lý với mục đích và thời gian của bạn
Nếu như bạn còn có những thắc mắc khác về quy trình xin giấy phép xây dựng hay về các hồ sơ xin giấy phép xây dựng, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trao đổi trực tiếp và nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia xây dựng và nhà đất tại Askany, kinh nghiệm và trải nghiệm lâu năm trong ngành có thể giúp bạn giải quyết những thắc mắc mà bạn đang gặp.