Quyền nuôi con trong luật hôn nhân gia đình được quy định như thế nào? Trong các vụ ly hôn, con cái thường là vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh chấp bao gồm việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi con, người thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Top20Review để hiểu rõ hơn về quyền nuôi con được quy định tại Luật hôn nhân gia đình. Truy cập ngay ứng dụng Askany để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con một cách cụ thể và chính xác nhất từ các luật sư tư vấn online hàng đầu trong ngành.
Mục lục
Quy định về quyền nuôi con trong luật hôn nhân gia đình
Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định rõ ràng trong việc xác định quyền nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn tại Điều 81 như sau:
- Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực dân sự hoặc không có khả năng lao động để tạo ra tài sản và nuôi mình.
- Vợ, chồng có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ của các bên đối với con sau ly hôn. Nếu hai vợ chồng không thoả thuận được, Tòa án sẽ can thiệp giải quyết và đưa ra quyết định người trực tiếp nuôi con dựa trên các quyền lợi của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con trực tiếp hoặc hai bên cha mẹ đã có thỏa thuận khác phù hợp với các quyền lợi của con.
Cha mẹ có được yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con không?
Theo như quy định nêu trên, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nhưng nếu không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định, cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và thay đổi người trực tiếp nuôi con khi thấy đối phương không đáp ứng được các điều kiện và khả năng để nuôi dưỡng con.
Cơ quan giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là Tòa án tại nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú, làm việc. Các điều kiện để Tòa án xem xét việc thay đổi quyền nuôi con bao gồm:
- Thoả thuận của cha mẹ.
- Người đang trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng được các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.
- Nguyện vọng và ý kiến về người trực tiếp nuôi con của con đã đủ 7 tuổi trở lên.
- Trường hợp cha mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người giám hộ sẽ là người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, không phải lúc nào người trực tiếp nuôi con cũng cố định, nếu có các căn cứ liên quan đến quyền lợi của con như đã đề cập ở trên thì quyền nuôi con sau ly hôn có thể thay đổi.
Các luật sư tư vấn quyền nuôi con nhiều năm kinh nghiệm
Hiện nay, dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình khá phổ biến và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Bởi với chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, các luật sư sẽ cho bạn những thông tin hữu ích, cũng như hỗ trợ giải quyết pháp lý và xây dựng những chiến lược tốt tụng hiệu quả. Do đó, khi đối diện với vấn đề tranh chấp quyền nuôi con nghiêm trọng, tìm đến các luật sư giỏi là một quyết định vô cùng thông minh và sáng suốt. Dưới đây là top 2 luật sư hôn nhân gia đình mà bạn có thể tham khảo:
Luật sư Phương Đào
Luật sư Phương Đào hiện đang công tác tại văn phòng luật Triệu Hiển và là một trong những thành viên xuất sắc của Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Tính đến thời điểm hiện tại, luật sư Phương Đào đã có hơn 7 năm kinh nghiệm làm tư vấn pháp lý ở nhiều lĩnh vực, trong đó có luật hôn nhân gia đình. Đặc biệt, những vụ án về ly hôn, tranh chấp tài sản, quyền nuôi con được cô đảm nhận luôn đạt được kết quả cao, giúp thân chủ giảm thiểu các rủi ro pháp lý. Liên hệ ngay với luật sư nếu bạn đang cần người hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại có hơn 4 năm kinh nghiệm với vai trò là chuyên gia tư vấn pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Hiện tại, anh đang làm việc tại Công ty Luật Sống, một trong những công ty luật uy tín và danh tiếng nhất tỉnh Cà Mau. Nhờ kiến thức đa dạng và khả năng phân tích chuyên sâu, những vụ án do anh đảm nhận luôn có tỷ lệ thắng cao, khiến khách hàng hài lòng tuyệt đối. Để được luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, kết nối ngay với luật sư tại ứng dụng Askany.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ quy định về quyền nuôi con trong luật hôn nhân gia đình, Top20Review tin rằng những thông tin trên đây sẽ vô cùng hữu ích và có lợi cho bạn khi tiến hành thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con. Bên cạnh đó, bạn có thể trực tiếp liên hệ với các luật sư hôn nhân gia đình giàu kinh nghiệm tại ứng dụng Askany để có thể được hỏi đáp về luật hôn nhân gia đình nhanh chóng và chi tiết nhất.