Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con được không? Quy định mới nhất

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Không ít người đặt câu hỏi rằng, liệu ly hôn đơn phương có được giành quyền nuôi con không, cũng như pháp luật có quy định như thế nào đối với vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về việc ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, tham khảo ngay bài viết dưới đây của Top20Review.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hiệu quả và nhanh chóng các thủ tục về quyền nuôi con sau ly hôn, hãy liên hệ ngay các luật sư giỏi tại ứng dụng Askany ngay bây giờ.

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con được không?

Cho dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình, để giành được quyền nuôi con thì cá nhân người khởi kiện cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do pháp luật quy định như sau:

Độ tuổi của con

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con
Độ tuổi của con là điều kiện để giành quyền nuôi con

Tại Khoản 2 và 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:

  • Vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con cùng với quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con sau ly hôn. Nếu cả hai bên không đạt được thoả thuận thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có khả năng đáp ứng quyền lợi về mọi mặt của con. Ngoài ra, con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ được xem xét nguyện vọng.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi trực tiếp, ngoại trừ người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc con hoặc hai bên cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con hơn.

Căn cứ vào quy định nêu trên, độ tuổi của con sẽ ảnh hưởng đến việc cha mẹ giành quyền nuôi con, cụ thể:

  • Từ 0 – 36 tháng tuổi: con được ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng, vì đây là độ tuổi con cần sự chăm sóc chu đáo từ mẹ.
  • Từ 36 – 7 tuổi: cha và mẹ có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con cái, do đó việc quyết định người trực tiếp nuôi con sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Chỉ khi cả hai không thể thoả thuận với nhau, Tòa án sẽ can thiệp giải quyết.
  • Từ 7 tuổi trở lên: nguyện vọng về người trực tiếp nuôi con của con sẽ được Tòa án đề cao.

Nơi ở

Điều kiện về nơi ở nhằm đảm bảo con có một môi trường sống ổn định, phù hợp với sự phát triển bình thường của con. Đồng thời, một nơi ở tốt sẽ giúp con cải thiện tình trạng sức khoẻ và nhân cách một cách hiệu quả.

Đạo đức của người nuôi dưỡng con

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con
Đạo đức của người nuôi dưỡng con quyết định đến việc nuôi con

Đây được xem là điều kiện tiên quyết khi cha mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương. Một người thường xuyên có hành vi bạo lực, sử dụng chất kích thích, ngoại tình, tham gia vào các hoạt động trái pháp luật thì không thể được xem là người có thể đảm bảo sự phát triển của con, bởi điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của con trong quá trình trưởng thành.

Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con
Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con

Người khởi kiện ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn ly hôn giành quyền nuôi con.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính/ bản trích lục).
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực).
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
  • Giấy khai sinh của con.
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh điều kiện vật chất đảm bảo việc nuôi con, ví dụ bảng lương, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản kinh doanh,…
  • Giấy tờ và tài liệu chứng minh đối phương có hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình hoặc không có đủ điều kiện vật chất nuôi con.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người khởi kiện tiến hàng nộp hồ sơ và đơn khởi kiện giành quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi bị đơn (người bị khởi kiện) sinh sống và làm việc. Ngoài ra, đương sự cũng có thể nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện đến Toà án.

Bước 3: Thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người khởi kiện. Trong vòng 7 ngày, đương sự cần thực hiện nghĩa vụ đóng án phí và nộp lại biên lai cho Toà án để bắt đầu giải quyết vụ việc.

Bước 4: Hoà giải

Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con
Hòa giải ly hôn

Hoà giải là một thủ tục bắt buộc trong quy trình giải quyết ly hôn. Toà án mở phiên toà hoà giải để giúp vợ chồng hàn gắn và nhìn nhận lại nghĩa vụ của nhau trong quan hệ hôn nhân. Nhưng nếu vợ chồng không thể hoà giải được, Tòa án sẽ ra quyết định xét xử.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm ly hôn giành quyền nuôi con

Sau khi hoà giải không thành công, Tòa án sẽ tiến đến xét xử ly hôn giành quyền nuôi con dựa trên các quy định đã nêu ở phần 1.

Các luật sư tư vấn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con uy tín hiện nay

Có thể thấy rằng, việc tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con vô cùng phức tạp và mang tính rủi ro cao nếu như bạn không am hiểu các điều luật về hôn nhân gia đình. Vì vậy, hãy tìm cho mình một luật sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm để được hỗ trợ tư vấn pháp lý chính xác nhất, cũng như đảm bảo các quyền lợi chính đáng của bản thân trong một một vụ tranh chấp có nhiều yếu tố nhạy cảm như ly hôn. Dưới đây là hai luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nổi tiếng hiện nay mà Top 20 review muốn giới thiệu đến các bạn:

Luật sư Vũ Văn Toàn

Luật sư Vũ Văn Toàn
Luật sư Vũ Văn Toàn

Luật sư Vũ Văn Toàn có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật với chuyên môn đa dạng bao gồm hành chính, dân sự,  hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình. Tính đến nay, luật sư Toàn đã giúp rất nhiều khách hàng thành công bảo vệ quyền lợi của mình cũng như đạt tỷ lệ thắng án cao.

Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại là chuyên gia tư vấn pháp lý nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Với kinh nghiệm đa dạng và những thành tích đạt được trong quá trình làm nghề, luật sư Toại luôn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Anh chuyên đảm nhận các vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình như giải quyết thủ tục ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng,….

 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con một cách đầy đủ nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các luật sư hôn nhân gia đình tại ứng dụng Askany để được hướng dẫn và đưa ra các giải pháp pháp lý cụ thể cho vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *