Khi nào mẹ được quyền nuôi con là câu hỏi chung của rất nhiều phụ nữ khi phải đối diện với vấn đề tranh chấp quyền nuôi con với chồng khi ly hôn. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các trường hợp mà người mẹ sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con theo quy định mới nhất của pháp luật.
Để được hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho vấn đề tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, hãy nhanh chóng kết nối với các luật sư tư vấn online luật hôn nhân gia đình hàng đầu tại ứng dụng Askany.
Mục lục
Quy định khi nào mẹ được quyền nuôi con sau khi ly hôn
Dựa theo quy định của Điều 69 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi ly hôn như sau:
- Thương yêu, tôn trọng ý kiến, đảm bảo việc học tập và giáo dục của con, từ đó giúp con phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức để trở thành một người con hiếu thảo trong gia đình và một công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động để tự nuôi mình.
- Trong một số trường hợp, người mẹ có quyền được bổ nhiệm làm người giám hộ hoặc đại diện cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Cùng với đó, tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quyền nuôi con của người mẹ khi thực hiện thủ tục ly hôn sẽ được xác định như sau:
- Vợ và chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con cũng như nghĩa vụ và quyền đối với con sau khi ly hôn của mỗi bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định giao con con trực tiếp cho một bên nuôi dưỡng, điều này dựa trên quyền lợi của con. Nếu con đã đủ tuổi từ 7 trở lên, Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi, mẹ sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để chăm sóc và giáo dục con hoặc giữa cha và mẹ đã có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con hơn.
Những trường hợp người mẹ không được quyền nuôi con
Theo quy định tại Khoản 2 của Điều 84, 85 trong Luật Hôn nhân và Gia đình, một số trường hợp người mẹ sẽ không có được quyền nuôi con, cụ thể gồm:
- Người mẹ không có công việc ổn định, nguồn thu nhập không được đảm bảo, có nhiều khoản nợ cá nhân, không tích lũy được bất kỳ tài sản nào và không có nơi ở ổn định.
- Người mẹ bỏ bê con cái, không dành đủ thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Nếu người mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc có các dấu hiệu của các bệnh tâm thần nặng, bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu đến mức không thể tự chăm sóc con.
- Người mẹ có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến hạn chế quyền nuôi con.
Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con giỏi và uy tín
Khi đối diện với một vấn đề phức tạp như giành quyền nuôi con, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn luật hôn nhân gia đình được xem là quyết định hoàn hảo. Họ không chỉ giúp bạn hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong quá trình giải quyết tranh chấp, mà còn hướng dẫn bạn thực hiện các thủ tục hợp pháp nhằm đảm bảo quyền nuôi con của bạn được bảo vệ một cách tối ưu. Bạn có thể tham khảo thông tin của hai vị luật sư mà Top20Review cung cấp dưới đây:
Luật sư Dương Hữu Thịnh
Luật sư Dương Hữu Thịnh là thành viên của Hội Luật gia Việt Nam đã có hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức với đa dạng lĩnh vực, bao gồm hôn nhân gia đình. Nhờ khả năng phân tích và lên kế hoạch tố tụng hiệu quả, những vụ án do anh đảm nhận luôn đạt được kết quả tốt nhất, giúp thân chủ đảm bảo các quyền lợi của mình. Đặt lịch tư vấn với luật sư tại ứng dụng Askany.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin cho vấn đề khi nào mẹ được quyền nuôi con, cũng như hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người mẹ đối với con sau ly hôn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con trên đây thông qua các luật sư hôn nhân gia đình dày dặn kinh nghiệm tại Askany, ứng dụng chuyên kết nối người dùng với các chuyên gia đa lĩnh vực.