Quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn là một trong những vấn đề phổ biến và phức tạp thường thấy nhất giữa các cặp vợ chồng khi tiến hành thủ tục ly hôn. Để hạn chế những tranh chấp cũng như bảo vệ các quyền lợi của con một cách tốt nhất, pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể cho vấn đề này. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Top20Review để nhanh chóng cập nhật các thông tin quan trọng về quyền nuôi con.
Để được hướng dẫn thủ tục, thu thập tài liệu, phân tích chiến lược tố tụng giành quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, hãy liên hệ với các luật sư giỏi tại ứng dụng Askany.
Mục lục
Ai có quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, việc quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được xác định dựa trên những điều như sau:
- Người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con sau ly hôn trước hết sẽ do vợ chồng thoả thuận với nhau. Trong trường hợp hai vợ chồng không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có đủ điều kiện đáp ứng quyền lợi về mọi mặt của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ đã có thỏa thuận khác tốt hơn cho lợi ích của con.
- Con đã đủ từ 7 tuổi trở lên, nguyện vọng về người trực tiếp nuôi con sẽ được Tòa án xem xét.
Bên cạnh đó, để đưa ra quyết định về người trực tiếp nuôi con chính xác nhất, Tòa án sẽ xem xét thêm các yếu tố mà mỗi bên đảm bảo quyền lợi dành cho con:
- Điều kiện vật chất: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, học tập, thu nhập hàng tháng, tài sản,…
- Điều kiện tinh thần: tình cảm từ trước đến nay dành cho con, thời gian chăm sóc, giáo dục, vui chơi với con, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn,….
Quyền và nghĩa cụ của cha mẹ với con sau khi ly hôn
Quyền thăm nom
Tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con cái mà không bị ai cản trở, điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con. đồng thời, thể hiện sự tôn trọng tình cảm gia đình và quyền lợi của con cái sau khi cha mẹ ly hôn.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền thăm nom không bị lợi dụng và sử dụng cho các mục đích xấu làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái, Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rằng, Tòa án có thể hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con trong các trường hợp sau:
- Người đó đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, hoặc danh tiếng của con cái với tình tiết cố ý.
- Người đó thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ liên quan đến trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
- Người đó tham gia vào việc phá tán tài sản của con cái.
- Người đó có lối sống đồi trụy đến mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái.
- Người đó khuyến khích, ép buộc con cái thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
Những quy định này được thiết lập để đảm bảo rằng quyền thăm nom con cái được thực hiện một cách hợp lý và không gây hại đến quá trình phát triển và chăm sóc của chúng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng
Không chỉ có quyền thăm nom con, người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái cũng phải chịu trách nhiệm trợ cấp nuôi con sau ly hôn để chia sẻ một phần của gánh nặng kinh tế với người đang trực tiếp nuôi con.
Mức cấp dưỡng sẽ được xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên, dựa vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính và nhu cầu chi tiêu của con cái. Chỉ khi không thể đạt được thỏa thuận, Tòa án mới can thiệp để xác định mức cấp dưỡng phù hợp. Thông thường, Tòa án sẽ quyết định mức hỗ trợ tài chính trong khoảng từ 15% đến 30% của thu nhập của người đang phải cung cấp hỗ trợ tài chính.
Tư vấn chi tiết quyền nuôi dưỡng con với các luật sư hàng đầu
Tranh chấp quyền nuôi con luôn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể được giải một cách dễ dàng và hiệu quả hơn nếu bạn tìm cho mình một luật sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật hôn nhân gia đinh để hỗ trợ. Dưới đây là các luật sư tư vấn giành quyền nuôi con hàng đầu mà Top20Review muốn gửi đến bạn:
Luật sư Dương Hữu Thịnh
Với hơn 8 năm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý đa dạng, bao gồm hôn nhân và gia đình, luật sư Dương Hữu Thịnh nhận được rất nhiều sự tín nhiệm của khách hàng khi. Anh có khả năng phân tích và xây dựng chiến lược tố tụng xuất xắc, giúp các thân chủ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, cho dù đó là trường hợp tranh chấp phức tạp nhất. Chỉ với mức phí 150.000 đồng/ 15 phút, bạn đã có thể trao đổi các thắc mắc của mình với luật sư. Để liên hệ với luật sư Dương Hữu Thịnh, hãy truy cập ứng dụng Askany.
Luật sư Đỗ Thị Hằng
Luật sư Đỗ Thị Hằng hiện đang giữ chức vụ Giám đốc pháp chế cho một tập đoàn tài chính hàng đầu và cũng là luật sư điều hành chi nhánh Công ty luật BFSC danh tiếng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, luật sư Đỗ Thị Hằng đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc ở đa dạng các lĩnh vực, bao gồm hôn nhân và gia đình. Bằng sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng, mọi vấn đề của khách hàng đều được luật sư giải quyết triệt để và giảm thiểu tối đa về rủi ro pháp lý. Giá dịch vụ tư vấn của luật sư là 500.000 đồng/ 15 phút. Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn chi tiết về quyền nuôi con, hãy liên hệ luật sư tại app Askany.
Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn về quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn đang phải đối mặt với những rắc rối và thách thức liên quan đến giành quyền nuôi con, đừng ngần ngại tìm đến các luật sư tư vấn tại Askany để được hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan.