Bạn có biết Business Analysis là gì hay chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Business Analysis là gì, công việc cụ thể của một Business Analyst chuyên nghiệp sẽ gồm những hạng mục gì bạn nhé.
Nếu bạn mong muốn trở thành một Business Analyst trong tương lai, bạn muốn biết thêm cơ hội nghề nghiệp và những chia sẻ thực tế của người từng trải trong ngành. Hoặc đơn giản bạn muốn được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng từ người đi trước. Hãy liên hệ với họ để được trò chuyện 1:1 trên ứng dụng Askany.
Mục lục
Business Analysis là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc Business Analysis là gì? Thì đây là một trong những nghề đang rất được quan tâm và theo đuổi bởi nhiều bạn trẻ có đam mê công nghệ và kinh doanh.
Business Analysis là quá trình phân tích và đề xuất các giải pháp để cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho khách hàng và các bên liên quan. Business Analysis có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, từ IT, ngân hàng, logistics, đến y tế, giáo dục, v.v.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Phân tích Kinh doanh Quốc tế (IIBA), Business Analysis là “thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu bằng cách sử dụng các kỹ thuật cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt để xác định nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp. Sau đó, đề xuất các thay đổi và đưa ra giải pháp tạo ra giá trị cho các bên liên quan.”
Business Analysis là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh bằng cách tìm ra vấn đề và cung cấp giải pháp thực tiễn. Các giải pháp có thể bao gồm các yếu tố dựa trên phần mềm và dữ liệu kỹ thuật số, hoặc các thay đổi về tổ chức như xây dựng chính sách mới, thay đổi cơ cấu tổ chức, cải thiện quy trình, v.v. Business Analysis cũng có thể tham gia vào việc lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp, định hướng và đo lường hiệu quả của các giải pháp.
XEM THÊM: Lộ trình học Business Analyst mới nhất
Business Analyst làm những công việc gì?
Business Analyst là người thực hiện quá trình Business Analysis. Business Analyst là chuyên gia phân tích một doanh nghiệp hoặc tổ chức bằng việc xem xét, ghi lại các hệ thống và quy trình vận hành của nó.
Từ đó, chúng ta có thể đánh giá những vấn đề mà mô hình kinh doanh gặp phải, xác định những lỗ hổng và đề xuất các giải pháp cụ thể. Chúng cũng giúp xác định và giải thích những thay đổi nào là cần thiết để cải thiện năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra giá trị thay đổi tích cực cho tổ chức.
Công việc của Business Analyst bao gồm các bước sau:
- Định hướng rõ ràng, đảm bảo làm rõ vai trò của Nhà phân tích nghiệp vụ, xác định quan điểm và nghiên cứu của các bên liên quan cũng như hiểu biết về lịch sử dự án.
- Xác định các mục tiêu kinh doanh chính và xác định các yêu cầu cũng như kỳ vọng của các bên liên quan, từ đó giải quyết những kỳ vọng không thực tế và đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được.
- Việc xác định phạm vi dự án bao gồm một lộ trình sơ bộ gồm tất cả các bước mà những người tham gia dự án phải tuân theo.
- Xây dựng một kế hoạch phân tích kinh doanh cụ thể nêu rõ dòng thời gian, quy trình và sản phẩm bàn giao trong dự án.
- Xác định các yêu cầu cụ thể, chi tiết dựa trên dữ liệu thu thập được nhưng cần ngắn gọn, rõ ràng và khả thi.
- Phân tích các yêu cầu để tìm ra các giải pháp phù hợp, đánh giá các giải pháp đó dựa trên các tiêu chí như chi phí, thời gian, chất lượng, rủi ro, v.v.
- Trình bày và thuyết phục các bên liên quan về các giải pháp đề xuất, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột, đạt được sự đồng thuận và cam kết.
- Hỗ trợ việc triển khai và thực hiện các giải pháp, theo dõi và đánh giá kết quả, đề xuất các cải tiến nếu cần.
>>>Tham khảo: Khóa học Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao dành cho bạn.
Đó là một số thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi Business Analysis là gì. Bạn cũng đã được biết thêm một số hạng mục công việc điển hình của Business Analyst. Nếu muốn được lắng nghe những trải nghiệm thực tế với nghề, hãy liên hệ với các chuyên gia trên ứng dụng Askany.