Top 7 bước xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội hiệu quả

xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ 4.0, xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội hiệu quả đã trở thành mục tiêu mà bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp đều đang hướng tới. Mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần biết cách xây dựng một chiến lược truyền thông trên mạng xã hội bài bản và phù hợp với mục đích truyền thông. Nếu bạn đang không biết phải bắt đầu từ đâu, đừng lo lắng! Hãy liên hệ với các chuyên gia Marketing hàng đầu tại Askany, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành họ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn một cách chi tiết.

Hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

Thiết lập mục tiêu

Bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội là thiết lập mục tiêu. Đặt ra mục tiêu cụ thể, khả thi, có thể đo lường được, có thời hạn, phù hợp với ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp. Mục tiêu SMART giúp đo lường mức độ thành công của chiến lược truyền thông mạng xã hội và xác định các KPI quan trọng.

Một số mục tiêu phổ biến của truyền thông trên mạng xã hội bao gồm:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu
  • Tăng lượng truy cập website
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng
  • Tạo ra tiếng vang trên MXH

Ví dụ: Mục tiêu SMART – Tăng tỷ lệ tương tác lên 5% vào cuối tháng 12 bằng cách tăng tần suất đăng bài và nâng cao chất lượng bài viết.

Mục tiêu SMART

Xác định đối tượng mục tiêu

Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu của chiến lược truyền thông trên mạng xã hội. Đối tượng mục tiêu là những người mà bạn muốn tiếp cận và nghiên cứu kỹ về đối tượng mục tiêu, bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Vị trí địa lý
  • Sở thích
  • Nhu cầu

Việc xác định đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn kênh mạng xã hội phù hợp, tạo ra nội dung thu hút và phù hợp với nhu cầu của họ.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Mạng xã hội không chỉ là một nền tảng để doanh nghiệp kết nối với khách hàng, mà còn là một công cụ tiện ích giúp theo dõi và đánh giá đối thủ cạnh tranh. Việc quan sát hành vi và chiến lược của đối thủ trên mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội để nắm bắt được xu hướng, chiến lược và nội dung của họ có đang đi đúng hướng và thu hút được khách hàng không? Từ đó doanh nghiệp có thể tham khảo hoặc rút ra kinh nghiệm cho chiến lược của mình.

Lựa chọn và tận dụng kênh mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội không ngừng cập nhật những tính năng mới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Điều này là một lợi thế lớn cho những marketer khai thác những tính năng này để sáng tạo nội dung mới và tương tác một cách hiệu quả với khách hàng của mình.

Lựa chọn và tận dụng kênh mạng xã hội

Hiện nay có nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, mỗi nền tảng có đặc điểm và đối tượng người dùng riêng. Các doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh mạng xã hội phù hợp với mục tiêu và khách hàng mục tiêu của mình. Một số kênh mạng xã hội phổ biến bao gồm:

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • LinkedIn
  • TikTok

Instagram Story, Instagram Reel và Facebook Story là những ví dụ tiêu biểu về sự đổi mới trong việc tiếp cận khách hàng. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng: nếu bạn hoặc tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp qua Facebook mà chỉ thấy những bài đăng truyền thống dạng văn bản, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhanh chóng rời khỏi trang trước khi có cơ hội hiểu thêm về doanh nghiệp đó.

Ngược lại, nếu bạn lướt mà thấy các story video ngắn, kết hợp hình ảnh và âm thanh độc đáo thì dù ít hay nhiều bạn sẽ cảm thấy hứng thú và có khả năng tiếp tục theo dõi các nội dung khác của doanh nghiệp.

Tạo lập chiến lược nội dung

“Content is King” – Quy luật này vẫn được giữ nguyên quan điểm của mình vào bất kỳ thời đại nào. Một chiến lược nội dung độc đáo, dễ hiểu và dễ nhớ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dùng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp rơi vào thói quen lặp lại ý tưởng từ nguồn khác và đơn giản chỉ đăng tải lại trên trang của mình. Đối với khách hàng ngày nay, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, họ trở nên đặc biệt kỹ tính với nội dung.

Tạo lập chiến lược nội dung

Họ biết phân biệt giữa nội dung sáng tạo, mang giá trị và nội dung chỉ là bản sao, mượn mặt. Với những nội dung không mang tính độc đáo, không tạo giá trị, khách hàng chắc chắn sẽ bỏ qua, thậm chí là chặn nó. Vì vậy, bạn cần phải liên tục học hỏi từ mọi nguồn để thu thập nhiều ý tưởng và xây dựng một kho nội dung chất lượng. 

Doanh nghiệp cần tạo lập chiến lược nội dung bài bản, bao gồm các yếu tố sau:

  • Định dạng nội dung: Có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video,…
  • Chủ đề nội dung: Phù hợp với mục tiêu và khách hàng mục tiêu
  • Tần suất đăng bài: Phù hợp với đặc điểm của từng nền tảng MXH
  • Kêu gọi hành động: Hướng người dùng thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như truy cập website, mua hàng,…

Lên lịch nội dung và triển khai

Sau khi tạo lập chiến lược nội dung, để duy trì sự nhất quán, bạn cần phải có lịch đăng bài rõ ràng. Sử dụng các công cụ hỗ trợ lên lịch, tự động đăng bài sẽ giúp bạn chủ động và đồng nhất lịch đăng bài theo từng ngày. Đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý thời gian và nội dung một cách khoa học.

Ví dụ bài viết nào cần sáng tạo content theo hình ảnh, theo văn bản, theo video. Các nội dung cần ngắn gọn nhưng chất lượng và đảm bảo được quy tắc 70/30. Trong đó, 70% là những nội dung mà khách hàng muốn nghe và quan tâm, 30% còn lại dùng cho quảng cáo về sản phẩm/thương hiệu của mình. Xem thêm bài viết về cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của bạn.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông trên mạng xã hội để kịp thời điều chỉnh và cải thiện. Làm truyền thông sẽ khó tránh khỏi những vấn đề không mong muốn như khủng hoảng truyền thông. Vì vậy cần có một quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông giúp bạn ứng phó hiệu quả bằng những thông tin minh bạch.

xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

Kết luận

Cách xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội là một quá trình cần có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi thực hiện đúng các bước trên, bạn sẽ xây dựng được một chiến lược truyền thông MXH hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện và muốn được hỗ trợ thêm. Đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia Marketing tại Askany, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề các chuyên gia sẽ giúp bạn một xây dựng chiến lược truyền thông chi tiết và hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *