Use Case là gì – Hướng dẫn quy trình xây dựng A – Z

company hr managers hiring new employee using resume magnifier megaphone hiring employee filling out resume hiring process concept illustration 335657 2060

Use Case là gì? Đây là một kỹ thuật quan trọng giúp BA nắm rõ các yêu cầu và đặc điểm của hệ thống cũng như xác định các hành vi và kịch bản của người dùng và xác định các yếu tố quan trọng trong dự án. Hãy cùng Top20review tìm hiểu về Use Case là gì, cấu trúc của Use Case và cách xây dựng sơ đồ Use Case hiệu quả.

Khi sử dụng use case, BA sẽ phải đối diện với những thách thức như quản lý sự thay đổi, nắm rõ nhu cầu người dùng… Để giải quyết hiệu quả những vấn đề này, BA có thể đặt lịch tư vấn 1:1 để kết nối và tham khảo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Business Analyst qua nền tảng Askany.

Tìm hiểu về use case là gì?

Theo kham thảo từ các chuyên gia của Topchuyengia, đây là một kỹ thuật để mô tả các yêu cầu chức năng của một hệ thống phần mềm. Use case diễn tả các tình huống cụ thể mà người dùng hoặc các đối tượng khác tương tác với hệ thống để đạt được một mục tiêu nào đó. Use case bao gồm các thành phần như tên, mô tả, tác nhân, tiền điều kiện, hậu điều kiện, các bước và kết quả mong đợi.

Use case có thể được biểu diễn dưới dạng các biểu đồ, ví dụ như biểu đồ Use Case UML. Use case giúp BA nắm rõ các yêu cầu và đặc điểm của hệ thống, đồng thời xác định các hành vi và kịch bản sử dụng của người dùng cũng như xác định các yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm.

Cấu trúc của Use Case bao gồm các thành phần sau:

  • Tên Use Case là tên gọi ngắn gọn và mô tả tình huống cụ thể mà Use Case sẽ mô tả. Ví dụ: “Xem danh sách sản phẩm”, “Đặt hàng”, “Quản lý tài khoản người dùng”,…
  • Mô tả: Đây là phần mô tả một cách chi tiết về mục đích và chức năng của Use Case. Bạn cần phải diễn tả tất cả các hoạt động cũng như tương tác giữa hệ thống và người dùng hoặc thành phần khác trong tình huống mô phỏng.
  • Actor: Đây là các thành phần tác nhân từ bên ngoài tương tác với hệ thống trong Use Case. Tác nhân này có thể là người dùng cuối, một hệ thống khác hoặc bất kỳ thực thể nào có diễn ra tương tác với hệ thống.
  • Precondition: Đây là trạng thái hoặc điều kiện mà hệ thống phải đáp ứng trước khi Use Case được thực hiện. Điều kiện này thường liên quan đến những trạng thái ban đầu của hệ thống hoặc là các hoạt động diễn ra trước đó.
  • Steps: Đây là phần mô tả chi tiết về các bước cần thiết để thực hiện Use Case. Các bước này cần phải được mô tả theo thứ tự logic và dễ hiểu nhất có thể.
  • Expected Outcome: Đây là mô tả về kết quả mong đợi sau khi Use Case được thực hiện thành công. Kết quả này có thể là trạng thái mới nhất của hệ thống, thông báo cho người dùng hoặc bất kỳ tác động nào khác từ Use Case.
  • Postcondition: Đây là trạng thái hoặc điều kiện mà hệ thống phải đạt được sau khi Use Case được thực hiện thành công. Và điều kiện này thường sẽ liên quan đến trạng thái cuối cùng của hệ thống hoặc những hoạt động diễn ra kế tiếp.

Xem thêm: Activity Diagram là gì

Ví dụ: Một ứng dụng di động giúp khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Use case “Đặt hàng” của ứng dụng này sẽ mô tả các bước mà khách hàng cần thực hiện để đặt hàng thành công.

1. Actor: Khách hàng

2. Trigger: Khách muốn đặt hàng

3. Pre-condition: Khách hàng đã tải xuống và cài đặt ứng dụng

4. Step:

  • Khách mở ứng dụng
  • Khách chọn sản phẩm cần mua
  • Khách nhập số lượng sản phẩm
  • Khách nhập thông tin giao hàng
  • Khách chọn cách thanh toán
  • Khách xác nhận đơn hàng

5. Post-condition: Đơn hàng đã được đặt thành công

Hướng dẫn quy trình xây dựng use case chi tiết

hand drawn flat design kanban illustration 23 2149331620

Use case thường được biểu diễn bằng các sơ đồ use case, trong đó có các thành phần như actor, use case và relationship. Để vẽ sơ đồ use case hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thiết lập ngữ cảnh của hệ thống, bao gồm việc xác định phạm vi, mục tiêu và đối tượng của hệ thống, cũng như các giả định và ràng buộc liên quan.

Bước 2: Xác định các actor – những người dùng hoặc đối tượng bên ngoài tương tác với hệ thống. Bạn cần liệt kê tất cả các actor có liên quan và mô tả vai trò và nhu cầu của họ.

Bước 3: Xác định các use case trong hệ thống (use case là các chức năng mà các actor sử dụng hoặc yêu cầu từ hệ thống) bằng cách liệt kê tất cả các use case có liên quan và mô tả mục đích và hoạt động của chúng.

Bước 4: Định nghĩa các mối quan hệ giữa actor và use case, mối quan hệ là các liên kết giữa các thành phần trong sơ đồ use case, thể hiện sự phụ thuộc, bao gồm, mở rộng hoặc tổng quát hóa. Bạn cần vẽ các mối quan hệ phù hợp giữa các actor và use case và mô tả ý nghĩa của chúng.

Bước 5: Đánh giá các mối quan hệ đó để tìm cách chi tiết hóa và kiểm tra các mối quan hệ để xem có thể phân tách, gộp, hoặc thêm các use case con hay không, để làm rõ hơn các luồng làm việc và các trường hợp đặc biệt.

Đây là một quy trình cơ bản để vẽ sơ đồ use case. Dưới đây là một số điểm mà bạn cần lưu ý khi viết use case:

  • Use case phải mô tả một chức năng hoặc một quy trình cụ thể.
  • Use case phải được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu.
  • Use case phải được xác định rõ ràng các actor, trigger, pre-condition, step và post-condition.

>>>Tham khảo: Khóa học Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao dành cho bạn.

Trên đây là tất tần tật thông tin về Use Case là gì. Có thể thấy rằng, đây là một kiến thức quan trọng trong ngành BA mà bạn cần nắm vững. Hy vọng bạn có thể vận dụng tốt kiến thức này vào thực tế, thành công xây dựng một sơ đồ Use Case chi tiết và hiệu quả. Nếu BA đang gặp khó khăn trong quá trình sử dụng Use Case mà chưa tìm ra giải pháp phù hợp, hãy liên hệ tư vấn với những chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức BA tại Askany để nhận được sự hỗ trợ ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *