Các loại quảng cáo Youtube bao gồm những loại nào? Youtube được biết đến là kênh phát triển nội dung hàng đầu thế giới, thu hút hàng trăm triệu lượt truy cập mỗi ngày. Chính vì thế, ngày càng nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã tận dụng Youtube quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình. Trong bài viết sau đây, Top20Review sẽ tổng hợp 6 loại quảng cáo Youtube phổ biến, đang được nhiều chuyên gia Adwords ưa chuộng sử dụng hiện nay.
Việc triển khai các loại quảng cáo Youtube thực sự rất khó, bạn cần nắm vững các thông tin về cách thức, thời lượng hiển thị, thậm chí là mục đích sử dụng của từng loại. Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ các chuyên gia đào tạo Google Ads nhiều năm kinh nghiệm tại Askany để được hỗ trợ chuyên sâu hơn về vấn đề này.
Mục lục
Trueview Ads (Quảng cáo có thể bỏ qua)
Trueview Ads hay còn gọi là Skippable Video Ads (quảng cáo video có thể bỏ qua), đây là dạng quảng cáo mà người xem có thể bỏ qua sau 5 giây phát và được xem là quảng cáo an toàn nhất để đầu tư vì bạn chỉ phải trả tiền khi có người xem quảng cáo trong ít nhất 30 giây, nếu người xem bấm nút Skip Ads sau 5 giây thì bạn hoàn toàn không bị tính phí. Nhờ cách chạy quảng cáo Google như vậy, Trueview Ads thường được các doanh nghiệp sử dụng với mục đích gia tăng mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu của mình.
Ngoài ra, Trueview Ads rất linh hoạt, các nhà quảng cáo có thể tạo video về hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm hoặc video chứng thực,… Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý rằng khi sử dụng Trueview Ads, nội dung nên gây chú ý cho người xem ngay những giây đầu tiên để họ nhấp vào và đi đến trang web bán hàng của mình.
Quảng cáo Trueview có hai định dạng cơ bản như sau:
- In – stream Ads (trong luồng): Là dạng quảng cáo được hiển thị trước, trong và sau khi phát video, có đính kèm liên kết dẫn đến trang web của doanh nghiệp. Thời lượng của quảng này tối đa là 6 phút và tối thiểu từ 6 – 30 giây (các chuyên gia khuyến nghị là 30 giây).
- Discovery Ads (quảng cáo khám phá): Là dạng quảng cáo không có giới hạn về độ dài video, tiêu đề có thể tối đa 25 ký tự và phần mô tả tối đa 2 dòng mỗi dòng 35 ký tự. Tương tự In – stream Ads, liên kết trên video quảng cáo Discovery sẽ trực tiếp dẫn đến website của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Cách chạy Google Ads Remarketing tăng tỷ lệ chuyển đổi
Preroll Ads (Quảng cáo không thể bỏ qua)
Preroll Ads là quảng cáo được phát ngay đầu video và không thể bỏ qua, thời lượng của các video quảng cáo này thường kéo dài từ 15 – 20 giây. Mặc khác, cũng có những quảng cáo Preroll có thời lượng khá dài lên đến 30 giây. Nhưng nhìn chung chúng đều là kích thước tiêu chuẩn và có thể xem được trên cả máy tính và thiết bị di động. Khi sử dụng Preroll Ads, các nhà quảng cáo có thể thêm nút Call to action (kêu gọi hành động) để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google của mình.
Quảng cáo Preroll đặc biệt phù hợp với những chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới ra mắt hoặc quảng bá một sự kiện lớn. Với loại quảng cáo này, bạn sẽ bị tính phí cho mỗi lượt hiển thị khi nhận được bất kỳ lượt nhấp nào của người dùng, dù họ có xem hết video không.
Bumper Ads (Quảng cáo đệm)
Bumper Ads hay quảng cáo đệm là một trong loại quảng cáo Youtube có thời lượng rất ngắn, chỉ dài nhiều nhất 6 giây. Quảng cáo đệm có thể được hiển thị trước, trong và sau khi video phát, đồng thời quảng cáo này không thể bỏ qua. Theo khảo sát của Google, trong mọi chiến dịch quảng cáo video dài, Bumper Ads góp một phần vô cùng quan trọng vào việc tăng cường phạm vi tiếp cận khách hàng.
Display Ads (Quảng cáo hiển thị)
Đây là dạng quảng cáo thường xuất hiện trên danh sách đề xuất video của Youtube. Có nghĩa là bất cứ lúc nào người dùng tìm kiếm một chủ đề cụ thể trong thanh tìm kiếm Youtube thì danh sách các video đề xuất sẽ hiển thị kèm với Display Ads.
Theo chính sách quảng cáo của Youtube, quảng cáo Display được hiển thị dưới dạng ảnh chụp màn hình thông tin quan trọng một cách rõ ràng với kích thước tiêu chuẩn là 300×250 pixel hoặc 300×60 pixel. Bên cạnh đó, dạng quảng cáo này chỉ có thể được nhìn thấy trên máy tính mà không áp dụng cho thiết bị điện thoại di động.
Overlay Ads (Quảng cáo lớp phủ)
Overlay Ads được đánh giá là loại quảng cáo đơn giản nhất trên YouTube. Quảng cáo này hiển thị dưới dạng biểu ngữ trong video đang phát, bao phủ khoảng 20% màn hình trình chiếu và chủ yếu chứa hình ảnh hoặc văn bản với kích thước có thể là 468×60 pixel hoặc 728×90 pixel. Thêm vào đó, vì là quảng cáo thuộc sự quản lý của Google Ads nên Overlay thường được sử dụng để thúc đẩy sự tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách tối đa. Tương tự như Display Ads, quảng cáo Overlay chỉ xuất hiện trên thiết bị máy tính.
Masthead Ads (Quảng cáo trang chủ)
Masthead Ads hay còn được biết là quảng cáo trang chủ Youtube, một trong những dạng quảng cáo đắt nhất hiện tại, bạn có thể tham khảo thêm chạy quảng cáo Youtube hết bao nhiêu tiền để có thêm thông tin về vấn đề này. Định dạng của Masthead gần giống với thẻ được tài trợ, tuy nhiên, chúng chiếm diện tích khá lớn trên trang chủ của YouTube, đồng thời có khả năng hiển thị tối đa. Loại quảng cáo này vô cùng thích hợp cho các doanh nghiệp lớn đầu tư ngân sách quảng cáo đáng kể.
Kích thước tiêu chuẩn của quảng cáo Masthead thường là 970×250 pixel và chỉ có thể hiển thị trên máy tính để bàn. Trong một số trường hợp, quảng cáo này cũng có thể được mở rộng kích thước lên đến 970×500 pixel và hiển thị trong 24 giờ trên đầu trang chủ của YouTube. Bên cạnh đó, còn có một loại quảng cáo Masthead được hiển thị ở bên cạnh video trên YouTube với kích thước giảm xuống còn 760×150 pixel, kèm theo biểu ngữ 265×150 pixel.
>> Xem thêm: Cách tính chi phí quảng cáo Youtube đúng nhất, đảm bảo tối ưu ngân sách
Bài viết trên đây đã liệt kê các loại quảng cáo Youtube phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy rằng mỗi quảng cáo đều có đặc điểm và cách thức hiển thị riêng, bạn cần nắm vững các thông tin liên quan để đảm bảo chiến lược của mình được triển khai một cách chính xác và hiệu quả nhất. Nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp khó khăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia Adwords giỏi và uy tín tại nền tảng Askany để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và đầy đủ hơn.