Amazon Web Services (AWS) là một nền tảng đám mây công nghệ lớn được cung cấp bởi Amazon. Các dịch vụ của AWS cho phép người dùng xây dựng và triển khai các ứng dụng web và dịch vụ. Và bây giờ, hãy cùng chúng tôi khám phá sức mạnh của Amazon Web Services ngay trong bài viết dưới đây
Mục lục
Khái niệm Amazon Web Services (AWS) là gì?
Có thể nói trước đây, các công ty muốn có một website hay một ứng dụng nào đó thì họ phải có hệ thống server vật lý của riêng cho mình. Rất tốn kém để mua các thiết bị phần cứng và lắp ráp chúng cũng tốn rất nhiều thời gian. Không chỉ vậy, việc vận hành và bảo trì đều cần đến nhân viên IT. Họ cũng sẽ gặp một số khó khăn khi user tăng cao hay lên xuống thất thường trong các giờ cao điểm, scalability là rất thấp. Do đó, tất cả các vấn đề trên đều có thể được giải quyết bằng Amazon Web Service (AWS)
Amazon Web Services (AWS) có những điểm mạnh gì?
Dưới đây là những điểm mạnh tạo lợi thế phát triển mạnh mẽ cho Amazon Web Services (AWS):
- Amazon Web Services (AWS) là sản phẩm của tập đoàn công nghệ Amazon: đây là tập đoàn công nghệ đa quốc gia lớn hàng đầu thế giới. Amazon luôn không ngừng đầu tư phát triển mảng điện toán đám mây với sản phẩm tâm huyết là AWS.
- Amazon Web Services (AWS) hỗ trợ dịch vụ cho nhiều cộng đồng Open source: chiến lược của Amazon là hướng đến nhóm cộng đồng Open source để cung cấp các dịch vụ. Và nhóm cộng đồng này cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển và hoàn thiện AWS. Hiện nay, trong cộng đồng này không ai là không biết đến nền tảng AWS của Amazon.
- Amazon Web Services (AWS) rất thân thiện với Linux: Các dịch vụ của AWS hỗ trợ mạnh mẽ nền tảng Linux, nó trở thành nền tảng độc tôn có độ tương thích cao với Linux. Một lần nữa, ai sử dụng hệ điều hành Linux cũng đều quen thuộc với cái tên Amazon Web Services (AWS).
Lợi ích của Amazon Web Services (AWS)
Dưới đây là một số lợi ích khi bạn sử dụng Amazon Web Services (AWS)
- Dễ dàng sử dụng: AWS cho phép các công ty có thể lưu trữ nhanh chóng và an toàn các ứng dụng của mình. Bạn có thể dễ dàng sử dụng “Bảng điều khiển quản lý AWS” hoặc “API dịch vụ web” để truy cập nền tảng lưu trữ ứng dụng của AWS.
- Tính linh hoạt: AWS cho phép bạn chọn ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, nền tảng ứng dụng web, các dịch vụ và cơ sở dữ liệu mà bạn cần. Bạn sẽ nhận được một môi trường ảo cho phép bạn tải phần mềm và dịch vụ mà ứng dụng yêu cầu trên Amazon Web Services (AWS).
- Tiết kiệm chi phí: Bạn chỉ cần trả tiền cho việc lưu trữ cũng như các tài nguyên khác mà bạn đang sử dụng. AWS không yêu cầu hợp đồng dài hạn hoặc các cam kết cới doanh nghiệp.
- Độ tin cậy: Với Amazon Web Services (AWS), bạn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng máy tính toàn cầu. Nó có độ tin cậy cao và an toàn, đã được xem như xương sống ảo của doanh nghiệp online trị giá hàng tỷ đô la của Amazon.com trong hơn một thập kỷ.
- Hiệu suất cao và khả năng mở rộng: Sử dụng các công cụ AWS, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng khổng lồ của Amazon. Nó cho phép bạn truy cập để tính toán và lưu trữ tài nguyên khi cần chúng.
- Tính an toàn và bảo mật: AWS sử dụng cách tiếp cận từ đầu đến cuối để tăng cường tính bảo mật, bao gồm: các biện pháp vật lý, vận hành và phần mềm.
Những dịch vụ cơ bản của Amazon Web Services (AWS)
Amazon Web Services (AWS) là một nền tảng đám mây công nghệ lớn, được cung cấp bởi Amazon. Các dịch vụ AWS cung cấp cho người dùng khả năng xây dựng và triển khai các ứng dụng web và dịch vụ trên nền tảng đám mây của Amazon. Dưới đây là 5 dịch vụ cơ bản của AWS:
- Amazon Elastic Compute Cloud (EC2): Dịch vụ cung cấp máy chủ ảo cho khách hàng, cho phép chạy các ứng dụng trên nền tảng đám mây.
- Amazon Simple Storage Service (S3): Dịch vụ lưu trữ đám mây có thể mở rộng và an toàn cho các dữ liệu không cần xử lý.
- Amazon Relational Database Service (RDS): Dịch vụ cung cấp cơ sở dữ liệu quan hệ, bao gồm MySQL, PostgreSQL, SQL Server và Oracle.
- Amazon DynamoDB: Dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL phân tán, có khả năng mở rộng cao và khả năng xử lý dữ liệu lớn.
- Amazon CloudFront: Dịch vụ CDN (Content Delivery Network) cho phép phân phối dữ liệu tới người dùng trên toàn thế giới.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn thông tin về Amazon Web Services (AWS). AWS đã không còn quá xa lạ với những người thường xuyên làm việc với dịch vụ điện toán đám mây. Bạn có thể tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để không bỏ lỡ thông tin hữu ích về lĩnh vực này.