Bị áp lực tâm lý: Tác hại và 5 cách giải toả hiệu quả

bi ap luc tam ly 1 1

Bị áp lực tâm lý là một trong những tình trạng thường thấy ở người trẻ ngày nay. Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời rất dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và các khía cạnh khác của người bệnh. Theo dõi bài viết sau để biết tác hại của việc tâm lý bị áp lực cũng như cách giải toả hiệu quả nhất.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị áp lực tâm lý

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị áp lực tâm lý

  • Vật lý: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, giảm hoặc tăng cân đột ngột.
  • Cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, buồn bã, cáu gắt, dễ bị kích động, mất tập trung.
  • Hành vi: Trì hoãn, rút lui xã hội, nghiện các chất kích thích, thay đổi thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ.

Thực hiện “Test trầm cảm Beck tại Askany” sẽ giúp bạn đánh giá chính xác tình trạng và mức độ sức khoẻ tinh thần của mình hơn. Tham khảo ngay!

Tác hại của việc bị áp lực tâm lý

Khi bị áp lực tâm lý trong một thời gian dài, bạn có thể chịu đựng những tác động nghiêm trọng như sau:

  • Sức khoẻ giảm sút: Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe thể chất mà còn tinh thần. Chính vì vậy, bạn sẽ cảm thấy đau nhức đầu, căng cơ, tức ngực, cơ thể suy nhược, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, thậm chí là gây ra các bệnh lý liên quan đến tiêu hoá, tim mạch và thần kinh.
  • Làm việc không hiệu quả: Khi tâm lý không được ổn định, trí nhớ sẽ giảm sút dẫn đến hiệu suất công việc bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Tăng xung đột, mâu thuẫn: Việc tâm lý bất ổn có thể khiến người bệnh không kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình trong mọi hoàn cảnh, từ đó làm gia tăng xung đột và mâu thuẫn không đáng có khiến cho các mối quan hệ bị rạn nứt dần.

5 Cách giải toả tâm lý bị áp lực

Duy trì mối quan hệ lành mạnh

Cách giải toả tâm lý bị áp lực

Điều đầu tiên cần làm để giải toả tâm lý bị áp lực chính là duy trì các mối quan hệ lành mạnh để hướng đến những điều tích cực. Cụ thể:

  • Hãy mở lòng và cố gắng kết nối với mọi người nhiều hơn.
  • Chia sẻ cảm xúc với những người mà bạn tin tưởng.
  • Tránh xa các mối quan hệ tiêu cực, độc hại.
  • Học cách quan tâm và giúp người có hoàn cảnh khó khăn.

Chăm sóc cho bộ não

Hãy chăm sóc bộ não bằng cách thực hiện các chánh niệm hằng ngày như cầu nguyện, tập yoga và thiền. Trong quá trình rèn luyện, quan trọng nhất là bạn phải biết sống chậm lại, tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.

Tập thể dục thường xuyên

Cách giải toả tâm lý bị áp lực

Tập thể dục đều đặn là phương pháp vô cùng hiệu quả để sở hữu một cơ thể và trí óc khoẻ mạnh. Bạn nên đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc chia nhỏ thời gian ngắn hơn để tập luyện. Bên cạnh đó, hãy:

  • Đi bộ và đạp xe thường xuyên hơn.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại trong nhiều giờ liên tiếp.
  • Tham gia các câu lạc bộ rèn luyện thể chất.

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò rất đặc biệt trong việc giảm căng thẳng và áp lực tâm lý. Do đó, hãy bảo vệ sức khoẻ của mình bằng các cách sau:

  • Không bỏ bữa sáng.
  • Ăn đúng giờ và đủ bữa.
  • Giảm thiểu các món ăn nhiều đường, muối và chất béo.
  • Thay thế nước ngọt bằng nước lọc.
  • Tránh lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.

Ngủ đủ giấc

Như đã nói, căng thẳng quá mức sẽ khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống. Do đó, hãy ưu tiên ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8 giờ/ ngày và không sử dụng rượu bia hay chất kích thích trước khi ngủ, điều này sẽ giúp bạn nạp đủ năng lượng cho một ngày mới, cũng như tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung cao độ trong công việc và học tập.

Bài viết trên đã chia sẻ các tác hại của việc bị áp lực tâm lý và các cách giải toả hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin đáng giá cho bạn trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh lý tâm thần. Ngoài ra, nếu bạn đang đối mặt với những khó khăn về rối loạn tâm lý, đừng ngần ngại kết nối với các chuyên gia tâm lý nhiều năm kinh nghiệm tại Askany, họ sẽ đồng hành hỗ trợ bạn vượt qua chúng một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *