Cách quảng cáo trên Google Play như thế nào? Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng quảng cáo Google và Facebook, quảng cáo Google Play đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nhiều doanh nghiệp làm ứng dụng, đặc biệt là về ngân sách bỏ ra ít hơn. Theo dõi bài viết dưới đây của Top20Review để tìm hiểu sâu hơn về loại hình quảng cáo mới lạ này, cũng như cách khởi tạo chính xác và tối ưu nhất.
Để chạy quảng cáo trên Google Play, bạn cần trang bị đầy đủ các kỹ thuật chuyên môn như nhắm đối tượng mục tiêu, đặt ngân sách hàng ngày phù hợp, tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn,…. Hãy đặt lịch tư vấn với các chuyên gia Adwords tại Askany ngay để được hướng dẫn chi tiết từng bước, đảm bảo hiệu quả nhanh chóng và giảm thiểu chi phí đáng kể.
Mục lục
Lợi ích của quảng cáo trên Google Play với doanh nghiệp
Hiện nay, Google cung cấp rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi và quảng cáo trên Google Play cũng không ngoại lệ. Một số lợi ích nổi bật của quảng cáo này có thể kể đến như sau:
- Quảng cáo phần mềm, ứng dụng đến đúng nhóm khách hàng có nhu cầu.
- Thu hút lượng lớn lượt tải ứng dụng về máy.
- Tiết kiệm tối đa ngân sách chiến dịch quảng cáo.
- Nhắm chính xác nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh.
- Tăng thứ hạng đánh giá và tìm kiếm.
- Thu lợi nhuận, tăng chuyển đổi và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
>> Xem thêm: Tổng hợp chính sách quảng cáo của Google đầy đủ nhất
Cách quảng cáo trên Google Play chi tiết
Để thực hiện cách chạy quảng cáo Google cho các ứng dụng, việc bạn cần làm đầu tiên là tạo tài khoản quảng cáo Google Adwords. Khi đã tạo xong tài khoản này, bạn sẽ bắt tay vào triển khai chiến dịch Google Play Ads. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tạo chiến dịch mới
Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads vừa mới tạo, tại trang chủ Google Ads, bạn chọn Tạo chiến dịch mới, sau đó lần lượt thiết lập các mục sau:
- Chọn mục tiêu chiến dịch là Quảng bá ứng dụng.
- Chọn loại chiến dịch là Quảng cáo toàn cầu.
- Chọn nền tảng hiển thị cho thiết bị phù hợp với hệ điều hành iOS hoặc Android, bạn có thể chọn 1 trong 2 hoặc cả 2.
Thiết lập xong ba mục trên, tại phần tìm kiếm ứng dụng, bạn nhập tên app hoặc id app của mình.
Bước 2: Cài đặt nội dung quảng cáo
Các chuyên gia dạy Google Ads nhận định rằng nội dung quảng cáo trên Google Play chính là chìa khóa thu hút người dùng truy cập vào ứng dụng của bạn. Do đó, bạn cần chú trọng lồng ghép thông điệp làm nổi bật lên tính năng độc đáo, cũng như lợi ích cụ thể mà ứng dụng mang lại. Thông điệp quảng cáo cần ngắn gọn, dễ hiểu và sử dụng từ khóa liên quan để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Bạn cũng đừng quên tận dụng tính năng chèn ảnh của Google để tăng sự thu hút với khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Cài đặt vị trí nhắm mục tiêu, ngôn ngữ và ngân sách quảng cáo
Tiếp theo, bạn cần thiết lập vị trí nhắm mục tiêu, ngôn ngữ và ngân sách hàng ngày cho quảng cáo trên Google Play. Cách thực hiện như sau:
- Chọn vị trí để nhắm mục tiêu là Tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Chọn Ngôn ngữ là Tiếng Việt.
- Với ngân sách, bạn nhập số tiền muốn chi trả mỗi ngày. Lưu ý rằng số tiền dùng để chi tiêu trong một tháng không được vượt quá ngân sách hàng tháng. Để xác định ngân sách hàng tháng, bạn nhân ngân sách hàng ngày với số ngày trung bình trong tháng.
Khi cài đặt giá thầu, bạn hãy chọn một mức giá phù hợp để Google có thể tối ưu hóa chi phí cho chiến dịch tốt nhất. Giả sử, nếu bạn đặt giá thầu là 10.000 VNĐ cho mỗi lần chuyển đổi thì Google sẽ tối ưu hóa chi phí từ 10.000 VNĐ xuống còn 4000 VNĐ. Bên cạnh đó, nên bạn thấy Chiến lược giá thầu để chế độ đang tìm hiểu tức là Google đang tối ưu hóa quảng cáo của bạn trong phạm vi ngân sách đã đặt, có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào thuật toán của Google. Bạn có thể tham khảo bảng giá quảng cáo trên Google Adwords để hoạt động này đạt hiệu suất tốt hơn.
Bước 4: Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch
Theo dõi, đo lường và quản lý quảng cáo Google ứng dụng là một bước quan trọng không thể bỏ qua, điều này đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình. Bằng cách theo dõi các chỉ số khác nhau như tỷ lệ chuyển đổi, lượt tương tác, chi phí cho mỗi chuyển đổi, bạn có thể đánh giá được sự thành công của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược của mình khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, tối ưu hóa chiến dịch và tăng cơ hội tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong tương lai.
>> Xem thêm: 4 cách tắt quảng cáo của Google Play trên Samsung đơn giản, hiệu quả
Có thể thấy rằng, cách quảng cáo trên Google Play là một giải pháp hữu hiệu để quảng bá ứng dụng mà doanh nghiệp bạn phát triển đến gần hơn với người dùng. Hy vọng với những hướng dẫn trên của bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cơ bản để thực hiện các chiến dịch quảng cáo phù hợp cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa triển khai Google Play Ads thành công như mong đợi, đừng bỏ lỡ cơ hội kết nối với các chuyên gia Adwords hàng đầu tại Askany để được hỗ trợ một cách toàn diện nhất.