Cách tính capacity trong sản xuất chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý, cũng như lựa chọn máy móc, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về capacity và đặc biệt là công thức tính công suất sản xuất đơn giản nhất.
Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc tính capacity trong sản xuất vì phải áp dụng nhiều công thức phức tạp, điều này có thể làm kết quả cuối cùng mà bạn đưa ra bị sai. Để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề này hiệu quả hơn, bạn hãy liên hệ trao đổi với các chuyên gia Data Analyst của Askany, những người giỏi và có chuyên môn về tính toán công suất sản xuất ở nước ta.
Mục lục
Capacity là gì?
Capacity hay còn gọi là công suất sản xuất, tên tiếng Anh là Production Capacity. Công suất sản xuất thể hiện khả năng sản xuất của thiết bị, máy móc và các bộ phận của doanh nghiệp trong một khoản thời gian với điều kiện nhất định.
Công suất có thể tính cho một phân xưởng, công đoạn sản xuất, dây chuyền hoặc toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trường hợp các bộ phận sản xuất được sắp xếp theo quy trình công nghệ thì công suất sản xuất sẽ ở khâu yếu nhất.
Ngoài ra, công suất còn được biết đến là một đại lượng động, có khả năng thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, công việc giao cho nhân viên, hoạt động quản lý,… bị thay đổi thì công suất có thể sẽ thay đổi theo.
Phân loại công suất sản xuất
Việc phân loại công suất sản xuất cho phép cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng đánh giá trình độ quản trị và sử dụng công suất toàn diện, mang lại hiệu quả cao hơn. Dưới đây là 3 loại công suất thông dụng mà bạn có thể tham khảo:
Công suất thiết kế
Công suất thiết kế là loại công suất tối đa mà doanh nghiệp thực hiện trong điều kiện thiết kế. Những điều kiện cụ thể đó gồm:
- Máy móc, thiết bị hoạt động bình thường, không bị hỏng làm gián đoạn quá trình sản xuất.
- Yếu tố đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động được đảm bảo đầy đủ.
- Thời gian làm việc của doanh nghiệp đưa ra phù hợp với chế độ làm việc được pháp luật hiện hành quy định.
Thực tế, rất khó để đạt được công suất thiết kế, tuy nhiên loại công suất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Công suất hiệu quả
Công suất hiệu quả được biết đến là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong đạt được đối với những điều kiện về cơ cấu sản phẩm/ dịch vụ hay tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan đến quy trình công nghệ, kế hoạch duy trì, khả năng điều hành sản xuất, chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ và cân bằng các hoạt động. Thêm vào đó, công suất hiệu quả có vai trò giúp doanh nghiệp phấn đấu đạt được các mục tiêu chiến lược mà mình mong muốn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn sử dụng Google Colab giúp mang lại hiệu quả cao.
- Exploratory Data Analysis là gì? Cách thực hiện EDA như thế nào?
- RFM Analysis là gì? Hướng dẫn phân tích RFM khách hàng.
Công suất thực tế
Trái ngược với công suất hiệu quả là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến thì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể duy trì các điều kiện theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra. Đôi khi còn xảy ra những sự cố bất ngờ trong quá trình sản xuất, khiến cho sản lượng thực tế thấp hơn so với kỳ vọng.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ đầu ra đóng một vai trò quan trọng, góp phần làm giảm công suất sản xuất của doanh nghiệp. Đây chính là kết quả của thị trường tiêu thụ bị biến động hoặc do các yếu tố khác tác động. Những biến động này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì và tăng cường công suất sản xuất theo kỳ vọng.
Do đó, công suất thực tế được xác định là khối lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp thực đạt. Khái niệm này được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong hạch toán, báo cáo và đánh giá năng lực sản xuất.
Cách tính capacity trong sản xuất
Trong bài viết này, Top20Review sẽ hướng dẫn cách tính công suất sản xuất đơn giản nhất thông qua việc sử dụng tổng số lượng sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Công thức tính công suất sản xuất như sau:
Công suất sản xuất = Công suất của giờ máy / Thời gian sản xuất sản phẩm.
Trong đó:
- Công suất của giờ máy là số giờ nhân viên có thể vận hành các máy móc có sẵn trong đơn vị sản xuất. Công thức tính công suất của giờ máy là:
Công suất của giờ máy = số giờ máy chạy x số lượng máy nhân viên sử dụng.
- Thời gian sản xuất sản phẩm là thời gian mà nhân viên có thể hoàn thành sản phẩm từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng.
Để hình dung rõ hơn về cách tính công suất sản xuất, hãy tham khảo ví dụ sau đây:
Giả sử một nhà máy có 8 chuyền may, mỗi chuyền may có 25 máy và thời gian làm việc mỗi ngày là 10 giờ. Nếu nhà máy chỉ sản xuất một kiểu áo mất hết 25 phút và sử dụng tổng cộng 200 máy hàng ngày thì có hiệu suất là 50%. Tính công suất sản xuất:
- Tổng số giờ máy mỗi ngày = 8 x 25 x 10 = 2000 giờ = 120000 phút.
- Tổng công suất sản xuất mỗi ngày = 120000/25 = 4800 sản phẩm.
- Tổng công suất sản xuất mỗi ngày xét đến hiệu quả = 4800 x 50% = 2400 sản phẩm.
Như vậy, khi hoạt động với 50% hiệu suất thì công suất sản xuất lúc này sẽ là 2400 sản phẩm.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cụ thể cách tính capacity trong sản xuất mà bạn có thể áp dụng theo. Tuy nhiên, quá trình tính toán này có thể xuất hiện rất nhiều sai số nếu như bạn không hiểu rõ bản chất của công thức tính công suất sản xuất. Vậy nên, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia DA tại Askany để được hỗ trợ giải quyết vấn đề này một cách tốt nhất.