Cách viết tờ khai đăng ký kết hôn được quy định như thế nào? Kết hôn được biết đến là một sự kiện vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Việc kết hôn không chỉ do hai cá nhân tự nguyện đến với nhau mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Top20Review để được các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hướng dẫn chi tiết cách viết tờ khai đăng ký kết hôn, cũng như làm rõ các thủ tục liên quan.
Bạn đang thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nhưng lại loay hoay và cảm thấy khó khăn khi phải tự chuẩn bị hồ sơ, viết tờ khai, xác thực thông tin với cơ quan có thẩm quyền,… hãy sử dụng ứng dụng Askany để gặp gỡ ngay đội ngũ luật sư hôn nhân gia đình giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm. Họ sẽ trực tiếp hỗ trợ 1:1 và giúp bạn tiến hành việc đăng ký kết hôn nhanh chóng, suôn sẻ.
Mục lục
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất
Tờ khai đăng ký kết hôn là mẫu văn bản pháp lý mà nam và nữ trình bày các thông tin cần thiết để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn. Tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất như sau:
Cách viết tờ khai đăng ký kết hôn
Từng mục trong tờ khai đăng ký kết hôn được pháp luật quy định cách viết cụ thể:
- Mục (1) (2): Trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì hai bên nam, nữ cần cung cấp thêm ảnh để dán vào tờ khai.
- Mục (3): Ghi rõ tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp kết hôn giữa hai cá nhân Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Uỷ ban nhân xã/ phường/ thị trấn. Còn với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là của Uỷ ban nhân dân huyện/ quận/ thị xã.
- Mục (4): Ghi địa chỉ của nơi đăng ký thường trú, nếu như không có nơi đăng ký thường trú thì ghi địa chỉ của nơi đăng ký tạm trú. Trường hợp cá nhân không có cả nơi đăng ký thường trú và tạm trú thì ghi theo địa chỉ của nơi đang sinh sống.
- Mục 5: Ghi các thông tin về giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc các giấy tờ xác minh danh tính được cơ quan thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng.
- Mục (6): Đánh dấu X vào ô vuông nếu có yêu cầu cung cấp bản sao và ghi số lượng cụ thể.
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Trường hợp kết hôn trong nước
- Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có khả năng xác minh danh tính. Lưu ý: những loại giấy tờ này đều phải còn thời hạn sử dụng.
- Bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được Uỷ ban nhân dân xã cấp trong trường hợp cá nhân yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Quyết định hoặc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp nếu người đăng ký kết hôn trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thể hiện nội dung người nước ngoài hiện không có vợ hoặc có chồng. Trong trường hợp, nước sở tại không cấp thì có thể thay bằng giấy tờ có khả năng xác định người này có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn.
- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp xác nhận nam và nữ kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác, đảm bảo có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi dân sự.
- Bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế.
Đôi khi, tùy trường hợp kết hôn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ yêu cầu thêm một số loại giấy tờ quan trọng khác, bạn có thể liên hệ hỏi đáp về luật hôn nhân gia đình cho vấn đề này với các luật sư uy tín đang có mặt tại ứng dụng Askany để có thể được hỗ trợ tốt hơn.
Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định rõ tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014. Trình tự các bước thực hiện cụ thể bao gồm:
Bước 1: Hai bên nam và nữ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định như Top 20 Review đã đề cập ở trên, sau đó nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ, nếu xét thấy hai bên nam và nữ đủ điều kiện kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ tiến hành ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bước 3: Tiếp theo, công chức tư pháp – hộ tịch thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam và nữ.
Lưu ý: Trường hợp cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam và nữ thì thời hạn giải quyết vụ việc sẽ không quá 5 ngày làm việc.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách viết tờ khai đăng ký kết hôn cùng với trình tự thực hiện thủ tục theo như quy định mới nhất của pháp luật. Trong trường hợp bạn muốn quá trình đăng ký kết hôn của mình diễn ra suôn sẻ, không bị mất thời gian tìm hiểu luật, chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết, đặc biệt là khi kết hôn với người nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với các luật sư giỏi về hôn nhân gia đình của ứng dụng Askany. Họ là những người đã có thâm niên giải quyết thành công các thủ tục đăng ký kết hôn, đảm bảo tối ưu thời gian thực hiện và tiết kiệm chi phí.