Chỉ số CPC là gì? CPC là một thuật ngữ rất phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Khi chạy quảng cáo Google, việc nắm vững các kiến thức về CPC sẽ giúp bạn tránh lãng phí ngân sách vô ích, cũng như đạt hiệu quả chiến dịch tốt nhất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Top20Review để hiểu rõ hơn chỉ số CPC là gì, cũng như lý do tại sao nên chọn CPC cho chiến dịch quảng cáo.
Việc lựa chọn và triển khai quảng cáo CPC đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức sâu rộng liên quan đến tính toán, đánh giá điểm chất lượng, điều chỉnh từ khóa, phạm vi tiếp cận,… Để đảm bảo quá trình thực hiện chiến dịch diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao, hãy trực tiếp liên hệ với các chuyên gia chạy Google Ads của Askany để được hướng dẫn và đào tạo quảng cáo Google tận tình nhất.
Mục lục
Chỉ số CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) là thuật ngữ thể hiện mức phí phải chi trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào mẫu quảng cáo. Theo đó, nhà quảng cáo chỉ cần thực hiện thanh toán trong trường hợp có người click vào quảng cáo mà mình đăng tải. Cùng với CPM (tham khảo CPM quảng cáo là gì để hiểu rõ khái niệm về CPM), CPC là một trong hình thức trả phí quảng cáo được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay nhờ khả năng tối ưu hoá hiệu suất chuyển đổi hiệu quả.
>> Xem thêm: CPC và CPM là gì? Nên chọn quảng cáo CPC hay CPM?
Công thức tính chỉ số CPC
Để xác định chính xác giá trị CPC là bao nhiêu, chúng ta sẽ dùng công thức như sau:
CPC = Competitor AdRank / Your Quality Score + .01
Trong đó:
- Competitor AdRank là thứ hạng quảng cáo hiện tại. Thứ hạng càng cao, mức phí cần trả càng lớn. Tuy nhiên, số lượng người dùng truy cập, nhìn thấy quảng cáo cũng được tăng lên đáng kể so với quảng cáo có thứ hạng thấp.
- Your Quality Score là số điểm đánh giá chất lượng quảng cáo của bạn. Nếu quảng cáo đạt chất lượng cao thì sẽ có số điểm tốt, lúc này chi phí cần trả cũng được giảm thiểu.
Nhìn chung, để chiến dịch đạt được hiệu suất tốt nhất, bạn cần tính toán, cân bằng ngân sách bỏ ra phù hợp với nguồn lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng cần duy trì CPC trung bình thấp nhất, không nên vượt quá mức giá thầu của đối thủ cạnh tranh.
Lý do nên chọn CPC cho quảng cáo Google
So với cách hình thức quảng cáo Google Adwords, CPC là một giải pháp quảng cáo trực tuyến xứng đáng nên được đầu tư. Trong ngành quảng cáo, CPC được xem là chỉ tiêu giúp đánh giá mức độ thành công của chiến dịch, cũng như định hướng mục tiêu marketing cụ thể trong tương lai cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi tối ưu hoá CPC, doanh nghiệp sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích, điển hình có thể kể đến là lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của mình, đặc biệt là với những trang web chỉ mới bắt đầu được xây dựng.
Các cách tối ưu hoá CPC nên biết
Tăng điểm chất lượng
Trong hệ thống quảng cáo của Google, những mẫu quảng cáo đạt chất lượng cao sẽ tự động được cắt giảm chi phí CPC. Đây sẽ là cơ hội giúp các nhà quảng cáo đẩy mạnh hiệu suất marketing và tối ưu hóa ngân sách.
Theo tính toán của Google, mỗi lượt click vào quảng cáo đạt số điểm chất lượng trong Google Adwords trên 5 thì doanh nghiệp sẽ được giảm khoảng 16 – 50% chi phí CPC, điều này phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Mặc khác, nếu điểm chất lượng dưới 5 thì mức phí cần trả sẽ tăng tới 25 – 400%.
Chọn từ khóa hợp lý
Đối với mỗi ngành nghề, chi phí cho mỗi lần click cho các từ khoá sẽ khác nhau. Từ khoá có mức độ cạnh tranh càng cao thì chi phí CPC càng lớn, vậy nên nếu quá tập trung vào những từ khoá có số lượng cạnh tranh và tìm kiếm lớn, bạn sẽ tiêu hao rất nhiều ngân sách. Giải pháp đặt ra là nên thường xuyên nghiên cứu và điều chỉnh từ khóa hợp lý, có tỷ lệ tìm kiếm thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo lượt truy cập ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng từ khóa phủ định để đảm bảo quảng cáo không hiển thị trước những người dùng không có nhu cầu, từ đó tránh lãng phí ngân sách vô ích.
Điều chỉnh phạm vi tiếp cận
Phạm vi tiếp cận thường được xác định dựa trên người dùng đã đăng nhập. Thông tin này cung cấp cái nhìn về vị trí địa lý của khách hàng, giúp đánh giá hiệu quả của chiến lược quảng cáo.
Để điều chỉnh phạm vi tiếp cận trong quá trình khởi tạo cách chạy quảng cáo Google, nhà quảng cáo cần tập trung vào một số yếu tố cụ thể như:
- Số lượng tài khoản sử dụng bởi mỗi khách hàng.
- Vị trí địa lý của các khách hàng truy cập vào quảng cáo.
- Thời điểm mà khách hàng truy cập vào trang web.
- Số lượng khách hàng sử dụng tài khoản để đăng nhập vào trang web thông qua quảng cáo.
Loại bỏ click ảo
Click ảo là thuật ngữ dùng để mô tả hành động của cá nhân hoặc bot nhấp vào quảng cáo thông qua các nút siêu liên kết siêu nhằm đánh lừa thuật toán của Google. Mục đích của việc này là khiến Google tin rằng có nhiều lượt truy cập hơn, từ đó có thể cải thiện vị trí trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng các click ảo để dẫn đến việc ngân sách quảng cáo của bạn bị tiêu tốn vô lý.
Dưới đây là các biện pháp hạn chế click ảo của các chuyên gia chạy Google Ads mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng công cụ chặn địa chỉ IP để ngăn chặn những lượt click làm CPC tăng đột biến. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đảm bảo 100% vì có nhiều công cụ có khả năng giả mạo địa chỉ IP.
- Chọn từ khóa chất lượng, nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Liên hệ với Google Support để chặn click ảo, đồng thời hệ thống sẽ hoàn lại tiền cho các click không hợp lệ này.
- Phân chia chiến dịch quảng cáo thành các nhóm từ khóa khác nhau để hạn chế lượng click ảo.
- Phân chia thời gian chạy quảng cáo.
- Áp dụng phương thức chặn theo dải địa chỉ IP thay vì chặn từng địa chỉ IP riêng lẻ.
Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết chỉ số CPC là gì cùng với công thức tính toán và cách tối ưu CPC hiệu quả. Hy vọng qua những kiến thức này, bạn đã biết cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Adwords chuẩn, tiết kiệm chi phí đáng kể. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến CPC, việc tìm đến các chuyên gia Google Adwords dày dặn kinh nghiệm và uy tín tại Askany sẽ là một giải pháp tuyệt vời mà bạn có thể cân nhắc.