Chiến lược marketing cho app cần được doanh nghiệp triển khai cẩn thận để tạo nên thành công cho app trên thị trường kinh doanh vô cùng cạnh tranh này. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nhận diện thương hiệu và thu hút người dùng tiềm năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những chiến lược marketing cho app nổi bật nhất hiện nay và điểm qua những sản ứng dụng đã thành công trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoàn thiện ứng dụng nhưng đang loay hoay tìm cách marketing thì hãy sử dụng Askany! Đây là một ứng dụng sẽ kết nối bạn với cộng đồng các chuyên gia uy tín từ nhiều lĩnh vực. Thông qua tính năng lựa chọn chuyên gia và gọi thoại 1:1, bạn có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình chỉ trong “một nốt nhạc”. Hãy để Askany hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế chiến lược marketing phù hợp và tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng ngay hôm nay!
Mục lục
Các chiến lược marketing cho app nổi bật
Hiện nay có rất nhiều chiến lược marketing cho app trên thị trường như sử dụng email marketing, phễu marketing hoặc marketing tạo thông báo đẩy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 chiến lược marketing cho app phổ biến nhất.
Chiến lược marketing cho app thông qua mạng xã hội
Chiến lược này cần doanh nghiệp xây dựng nhận diện thương hiệu trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và TikTok. Để thực hiện chiến lược marketing cho app thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thử:
- Sản xuất nội dung chất lượng: Doanh nghiệp cần sản xuất nội dung thú vị, hấp dẫn, liên quan đến ứng dụng để thu hút người dùng tiềm năng.
- Sử dụng quảng cáo trả tiền: Hãy sử dụng quảng cáo trả tiền được tích hợp trên nền tảng mạng xã hội để nội dung tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng tương tác của bài viết.
- Tương tác và phản hồi hiệu quả với khách hàng: Hãy tương tác tích cực với người dùng thông qua bình luận, tin nhắn. Đồng thời, bạn cần phản hồi nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả cho họ.
- Kết hợp cùng những chiến lược khác: Bạn có thể kết hợp nhiều chiến lược marketing cho app cùng lúc. Ví dụ như song song với marketing trên mạng xã hội, bạn có thể quảng cáo tải xuống trong ứng dụng (app install ads).
Chiến lược marketing cho app thông qua Influencers
Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trong mảng app hoặc những lĩnh vực mà app này phục vụ. Bạn có thể tham khảo qua các bước để triển khai chiến lược này:
- Chọn đúng influencers: Hãy chọn influencer có khách hàng mục tiêu tương tự với app và lĩnh vực app phục vụ (giải trí, dịch vụ, làm đẹp, v.v). Tùy vào ngân sách và mục tiêu, bạn hãy chọn influencer có mức độ ảnh hưởng trong cộng đồng. Ví dụ như các mức độ nano influencer (1000 – 5000 lượt theo dõi), micro influencer (5000 – 25.000 lượt theo dõi) và tương tự.
- Hợp đồng và chi phí: Hãy thỏa thuận với influencers về lượng công việc, KPI của công việc và chi phí cho dự án. Có những influencer sẽ nhận quảng bá miễn phí sản phẩm. Tuy vậy, dù thỏa thuận như thế nào thì cả 2 phía đều nên ký kết hợp đồng để tránh bất đồng về sau.
- Sản xuất nội dung chất lượng: Ở bước này, influencers sẽ sản xuất nội dung thu hút về app. Thông thường, doanh nghiệp sẽ gửi kèm các mã giảm giá độc quyền để tăng độ hot của chiến dịch.
- Phản hồi và theo dõi: Cuối cùng, doanh nghiệp cần theo dõi phản hồi và tương tác của người dùng để hỗ trợ giải đáp thắc mắc hiệu quả.
Chiến lược marketing cho app gây ấn tượng
Chiến lược marketing cho app đòi hỏi doanh nghiệp phải lên kế hoạch kỹ lưỡng, xác định người dùng mục tiêu chuẩn và đo lường hiệu suất thường xuyên để kiểm soát được kết quả tích cực cho app.
Duolingo là một ứng dụng tự học ngoại ngữ. Ứng dụng này nổi bật vì áp dụng rất thành công chiến lược marketing cho app thông qua mạng xã hội và thông qua thông báo đẩy. Ứng dụng này sẽ nhắc nhở người dùng học ngoại ngữ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu user không truy cập quá lâu, ứng dụng sẽ gửi thông báo mang tính cảnh cáo, thể hiện thái độ vô cùng thú vị.
Khi người dùng nhận được thông báo này, họ thường chia sẻ lên trang mạng xã hội. Từ đó, ứng dụng cũng marketing thành công trên các nền tảng Facebook, Instagram, v.v. Ngoài những tin nhắn “cục súc”, ứng dụng này cũng chia sẻ kiến thức mang giá trị giáo dục trên mạng xã hội. Vì vậy, ứng dụng này đã tạo ấn tượng trong lòng người trẻ.
Calm là ứng dụng hỗ trợ thiền và giảm căng thẳng. Ứng dụng này đã hợp tác với những influencer nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý và influencer quan tâm đến sức khỏe tâm trí nói chung. Kết hợp với Calm, influencers chia sẻ trải nghiệm của họ khi sử dụng ứng dụng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ như thế nào. Những câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho người dùng trải nghiệm.
Bên cạnh đó, bí quyết thành công của Calm chính là tận dụng ASO (App Store Optimization) để tối ưu hóa tên và mô tả ứng dụng. Ngoài ra, Calm đã đầu tư vào việc sản xuất nội dung chất lượng về thiền và giấc ngủ dưới dạng blog và podcast. Vì vậy, thành công của Calm cũng có sự kết hợp từ những chiến lược marketing cho app khác nhau.
Chiến lược marketing cho app là một yếu tố quan trọng nếu doanh nghiệp muốn thành công trong thời đại số hóa hiện nay. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin có giá trị về các chiến lược marketing cho app và dẫn chứng thực tế từ những doanh nghiệp đã đạt được vị trí nhất định trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ hoặc muốn thảo luận thêm về cách xây dựng chiến lược marketing cho app của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của Askany. Hãy để đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn cùng bạn tạo nên chiến lược marketing giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường!