CPM CPC CPA là gì? Ưu và nhược điểm của từng chỉ số cụ thể

CPM CPC CPA là gì

CPM CPC CPA là gì? Khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, các chỉ số CPM, CPC, CPA có lẽ đã không còn quá xa lạ với người dùng. Đây đều là những chỉ số cần được quan tâm để đánh giá chính xác hiệu quả chiến dịch. Theo dõi ngay bài viết sau của Top20Review để nắm chi tiết các thông tin cơ bản về CPM, CPC và CPA.

Việc lựa chọn và triển khai quảng cáo CPM, CPC hay CPA khiến không ít người đau đầu, đặc biệt là đối với các newbie. Cách tốt nhất mà bạn có thể cân nhắc áp dụng là trực tiếp tìm đến các chuyên gia chạy quảng cáo Google tại Askany. Họ sẽ cung cấp cho bạn khoá đào tạo Google Ads để giải quyết vấn đề này một cách tối ưu nhất.

Tổng quan về CPM

Tổng quan về CPM
Tổng quan về CPM

CPM là gì?

CPM hay còn được gọi là Cost Per Mile, đây là một hình thức quảng cáo trả tiền dựa theo số lượt hiển thị trên Google. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn triển khai chạy quảng cáo CPM cần phải đặt giá thầu và chọn vị trí banner xuất hiện trên các website hoặc blog. Giá quảng cáo sẽ thay đổi nhất định tùy vào vị trí mà nhà quảng cáo lựa chọn.

>> Xem thêm: CPS Adwords là gì? Tất tần tật thông tin không nên bỏ qua

Ưu và nhược điểm của CPM

CPM được nhiều nhà quảng cáo ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm nổi bật như sau:

  • CPM có ưu điểm dễ sử dụng và mang lại hiệu quả tốt cho những doanh nghiệp mới hoặc đang trong giai đoạn xây dựng sự nhận thức thương hiệu cho khách hàng. Tương tự, với những doanh nghiệp đã có độ nhận diện nhất định trên thị trường, cũng như có lưu lượng truy cập cao thì sử dụng CPM sẽ tiết kiệm hơn so với các hình thức quảng cáo khác.
  • CPM còn mang lại lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo, cụ thể trang web hoặc blog được đầu tư xây dựng để càng có nhiều người biết đến thì càng có nhiều nhà quảng cáo muốn đặt banner trên đó.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, CPM cũng tồn tại một số điểm hạn chế bạn cần cân nhắc:

  • Nếu đặt quảng cáo trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp sẽ không mang lại kết quả cao. Ngược lại, nếu đặt quảng cáo trên các trang web có lưu lượng truy cập cao thì mức độ cạnh tranh rất lớn, điều này dẫn đến khoản tiền chi cho quảng cáo cũng tăng theo mà hiệu quả vẫn không đảm bảo.
  • Quảng cáo CPM hiển thị không tạo nên sự chú ý với khách hàng sẽ khiến nguồn ngân sách bị lãng phí đáng kể.
  • Với bên cung cấp vị trí quảng cáo, nếu website hoặc blog có ít người truy cập thì doanh thu nhận lại không nhiều.

Khi nào nên sử dụng CPM?

CPM là hình thức quảng cáo giúp hiển thị thông điệp sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng mục tiêu hiệu quả. Cho nên, quảng cáo CPM sẽ thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu và gia tăng nhận thức của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn.

Tổng quan về CPC

Tổng quan về CPC
Tổng quan về CPC

CPC là gì?

CPC là viết tắt của cụm từ Cost Per Click, có nghĩa là chi phí bạn cần trả cho mỗi lần quảng cáo trên mạng hiển thị được người dùng nhấp chuột vào. Điều này cho thấy, số tiền bạn bỏ ra sẽ thể hiện chính xác lượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp.

>> Xem thêm: Bảng giá quảng cáo trên Google Adwords mới nhất của các ngành hàng hiện nay

Ưu và nhược điểm của CPC

Các ưu điểm vượt trội của quảng cáo CPC phải kể đến là:

  • Cung cấp cho doanh nghiệp insight chính xác về mức độ thu hút của quảng cáo được thiết lập trên Google.
  • Tối ưu hóa ngân sách quảng cáo từ khoá vì đây là hình thức quảng cáo chỉ tính phí khi có người dùng click vào xem. Tham khảo công cụ tìm kiếm từ khóa để có thể chọn được những từ khoá đáp ứng nhu cầu người dùng mà vẫn đảm bảo trả ít tiền quảng cáo.
  • Nhà quảng cáo có thể thực hiện chặn quảng cáo của mình hiển thị trên một số trang web nhất định, điều này cho thấy khả năng quản lý hiệu quả.

Quảng cáo CPC cũng có những điểm hạn chế chưa được khắc phục sau đây:

  • Chi phí quảng cáo CPC cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác.
  • CPC thích hợp với những doanh nghiệp đã có độ nhận diện thương hiệu tốt trên thị trường.
  • Chi phí quảng cáo CPC phải trả sẽ tăng lên đáng kể nếu trang web của bạn có lưu lượng truy cập cao.
  • Những sản phẩm/ dịch vụ phức tạp không mang lại doanh số bán hàng ngay lập tức, theo đó khách hàng có thể quay lại quảng cáo một lần nữa khiến chi phí CPC lớn hơn.

Khi nào nên sử dụng CPC?

CPC phù hợp với mục tiêu tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. Do đó, bạn nên áp dụng quảng cáo CPC khi chi phí chạy quảng cáo bị giới hạn. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu kết hợp các kỹ thuật chặn click ảo trong Google Ads để tránh thất thoát ngân sách.

Tổng quan về CPA

Tổng quan về CPA
Tổng quan về CPA

CPA là gì?

CPA là viết tắt của cụm từ Cost Per Action, là hình thức quảng cáo trả tiền cho mỗi lần thực hiện các hành động như điền mẫu đăng ký, mua hàng, tải ứng dụng, tham gia sự kiện,… sau khi người dùng truy cập vào banner đặt trên các trang web hoặc blog.

CPA có 3 hình tính phí cơ bản như sau:

  • CPS (Cost Per Sale): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng tiến hành mua hàng.
  • CPL (Cost Per Lead): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin cá nhân.
  • CPI (Cost Per Install): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng cài đặt ứng dụng, phần mềm.

Ưu và nhược điểm của CPA

Các ưu điểm của quảng cáo CPA khi thực hiện chiến dịch marketing được nhiều chuyên gia chạy Google Ads ưa chuộng có thể kể đến như sau:

  • Quảng cáo CPA tập trung vào những hành động của khách hàng khi họ thực sự quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ mà không nhất thiết họ phải thực hiện giao dịch.
  • Công thức tính CPA rất dễ hiểu để giúp bạn kiểm soát chi phí và lợi nhuận khi triển khai chiến lược quảng cáo trên Google một cách hiệu quả nhất.

Giống như bất kỳ hình thức quảng cáo nào, CPA cũng có những nhược điểm cụ thể như sau:

  • Để người dùng thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo mong muốn, mẫu quảng cáo cần có nội dung hấp dẫn, sâu sắc và sáng tạo, từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng.
  • Hơn nữa, để chạy quảng cáo CPA hiệu quả, các nhà quảng cáo cần có kiến thức sâu rộng về marketing để tận dụng tối đa lợi ích của mô hình này.

Khi nào nên sử dụng CPA?

Quảng cáo CPA sẽ đạt kết quả tốt nhất khi tệp dữ liệu khách hàng của bạn có tỷ lệ chuyển đổi cao hoặc mục tiêu chiến dịch marketing của bạn có thể được đo lường một cách rõ ràng, ví dụ như chuyển đổi 1,000 khách hàng tiềm năng thành 100 giao dịch thành công.

Bài viết này đã giải thích chi tiết CPM CPC CPA là gì, cùng với đó là ưu nhược điểm và nên sử dụng các chỉ số này khi nào thì mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google giúp tối ưu ngân sách mà vẫn đạt tỷ lệ chuyển đổi cao thì đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia Google Adwords hàng đầu tại Askany, họ đều là những người đã có kinh nghiệm dày dặn trong ngành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *