Domain Authority là gì? 8 Cách tăng chỉ số DA hiệu quả cho website

Domain Authority

Mặc dù Domain Authority không phải là yếu tố xếp hạng duy nhất của Google, nhưng đây là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website. Domain Authority là gì? Làm thế nào để tăng điểm DA cho website. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nếu bạn chưa biết cách tăng điểm Domain Authority cho website của mình. Hãy liên hệ với các chuyên gia tại ứng dụng Askany. Họ đều là những mentor làm việc tại các công ty SEO uy tín, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề của bạn.

Domain Authority là gì?

Domain Authority là gì?

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website được phát triển bởi Moz, công cụ SEO uy tín trên thế giới, tổng hợp dựa trên hơn 40 tiêu chí đánh giá chất lượng website. Mục đích chính của chỉ số này là dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Điểm DA dao động từ 0 đến 100, website có điểm DA cao càng có khả năng xếp hạng cao hơn cho các từ khóa mục tiêu.

Lưu ý: Google không sử dụng Domain Authority là yếu tố để xếp hạng tìm kiếm, điểm DA cũng không ảnh hưởng đến SERP.

domain authority là gì

Cách tính Domain Authority

Điểm DA được tính toán bằng cách đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố, bao gồm: Liên kết từ các Root Domain (tên miền gốc), số lượng liên kết và các yếu tố SEO Onpage khác.

Từ những yếu tố này, Moz sẽ tổng hợp thành một điểm Domain Authority duy nhất. Điểm số này giúp bạn so sánh sức mạnh website với các đối thủ cạnh tranh và theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) của website theo thời gian.

Cách check Domain Authority của website

Để kiểm tra DA, bạn có thể sử dụng các công cụ SEO miễn phí của Moz như Link Explorer, MozBar hoặc SERP Analysis. Ngoài ra, DA cũng được tích hợp vào các công cụ khác của Moz và được sử dụng bởi nhiều nền tảng SEO khác.

Thông thường, việc nâng cao DA từ 20 đến 30 điểm không quá khó khăn. Tuy nhiên, để đạt được mức 70, 80 hay thậm chí 100 điểm, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn và áp dụng các kỹ thuật SEO nâng cao.

Điểm Domain Authority bao nhiêu là “tốt”?

Domain Authority “tốt” tất nhiên là càng cao càng tốt, hoặc bạn có thể so sánh điểm DA của website bạn với các đối thủ cùng ngành. Từ đó, xác định website cần đạt bao nhiêu điểm, nếu quá thấp hãy tìm cách và đặt mục tiêu để tăng điểm DA cho website.

Các website “ông lớn” như Wikipedia hay Google với lượng backlink chất lượng khổng lồ luôn sở hữu DA cao ngất ngưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ với website ít liên kết sẽ có DA thấp hơn đáng kể. Vậy nên, bạn cần tập trung vào việc tạo nội dung chất lượng cao, xây dựng backlink uy tín và tối ưu hóa website một cách toàn diện.

Cách tăng chỉ số DA nhanh cho website

Chọn tên miền chất lượng

Lựa chọn domain chất lượng ngay từ đầu là bước nền tảng gia tăng DA cho website và mang lại nhiều lợi ích cho quá trình SEO. Một domain hay sẽ hội tụ các yếu tố sau:

  • Ngắn gọn, dễ nhớ và dễ đánh vần
  • Chứa các từ khóa liên quan đến ngành nghề kinh doanh
  • Sử dụng đuôi domain phù hợp: .com, .vn, .net…

Ngoài ra nếu mua tên miền cũ, hãy kiểm tra lịch sử của domain đó để đảm bảo web không bị phạt bởi Google hay vi phạm bản quyền thương hiệu.

Chọn tên miền chất lượng

Tối ưu SEO Onpage cho web

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên chính website của bạn để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và người dùng. Bằng việc tối ưu SEO Onpage hiệu quả, bạn sẽ gửi những tín hiệu tích cực đến Google, từ đó cải thiện thứ hạng trang web và gián tiếp gia tăng điểm Domain Authority.

Hãy tạo checklist các bước tối ưu Onpage để đảm bảo bạn không bỏ xót bất cứ một yếu tố nào. Từ việc nghiên cứu từ khóa mục tiêu, tối ưu menu, giao diện, tạo sitemap và robots.txt, thẻ schema markup và xử lý lỗi. Sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics, Ahrefs, SEMrush để theo dõi hiệu quả của các chiến lược SEO Onpage.

Tạo nội dung hữu ích

Nội dung chuẩn SEO và hữu ích là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: mang lại giá trị cho người đọc, sử dụng từ khóa mục tiêu một cách hợp lý, đạt các tiêu chuẩn về ký tự, độ dài, thẻ H, sử dụng hình ảnh, video đẹp mắt và liên kết các trang nội bộ hợp lý.

Để gia tăng Domain Authority (DA) hiệu quả, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, cần duy trì tần suất xuất bản bài viết đều đặn. Đăng bài thường xuyên giúp website được “nhìn nhận” tích cực hơn, từ đó gia tăng khả năng xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Tạo nội dung hữu ích

Tối ưu cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ

Cấu trúc liên kết chặt chẽ giúp Google crawl dữ liệu hơn để lập chỉ mục và đánh giá nội dung website, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Khi người dùng bị thu hút bởi các liên kết nội bộ hấp dẫn, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn để khám phá các trang khác trên website, cải thiện chỉ số Time on Site – một yếu tố quan trọng trong xếp hạng SEO. Thông thường, 1 website sẽ ổn định khi có tối thiểu khoảng 100 liên kết nội bộ.

Loại bỏ backlink xấu

Backlink độc hại trỏ về website sẽ đến từ nhiều nguyên nhân như bị bắn link bẩn, các chủ website khác tự gắn link hoặc bạn vô tình đi backlink vào những domain không uy tín, bị google phạt. Link xấu sẽ có tác động tiêu cực đến thứ hạng từ khóa và Domain Authority (DA).

Bạn nên lọc backlink 1-2 tuần 1 lần bằng cách xuất file liên kết trong Google Search Console, check và đánh giá các liên kết trỏ về. Những backlink nào không đạt chất lượng, hãy disavow chúng đi để tránh ảnh hưởng đến điểm DA.

Tối ưu trang web thân thiện với thiết bị di động

Sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google Developers: https://developers.google.com/search/blog/2017/01/introducing-mobile-friendly-test-api để kiểm tra xem trang web của bạn có đáp ứng tiêu chuẩn hiển thị trên di động hay không. Khi tối ưu hóa trang web cho di động, sẽ giúp cải thiện thứ hạng SEO trên di động, thu hút thêm nhiều khách truy cập. Từ đó Google cũng sẽ đánh giá cao website và tăng được điểm Domain Authority.

Hãy lập kế hoạch để tối ưu các yếu tố sau:

  • Sử dụng thiết kế responsive
  • Sử dụng hình ảnh nén, giảm thiểu mã JavaScript và CSS
  • Sử dụng font chữ dễ đọc trên di động
  • Đảm bảo kích thước nút, liên kết và các yếu tố tương tác phù hợp cho thao tác cảm ứng
  • Bỏ qua các pop-up gây khó chịu
  • Tối ưu hóa nội dung cho màn hình nhỏ

Để tên miền có thời gian phát triển

Tất cả domain khi mới bắt đầu đề có DA bằng 1 sau đó sẽ tăng dần theo thời gian, điều này là không thể thay đổi. Bạn cần kiên nhẫn chờ đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm để website đạt được các yếu tố SEO quan trọng trước khi có thể gia tăng lượng truy cập đáng kể. Đừng sử dụng các thủ thuật nhằm thao túng điểm DA, Google sẽ dễ dàng nhận ra và phạt website ngay lập tức.

Tăng tốc độ tải trang

Bước đầu tiên là bạn cần kiểm tra tốc độ tải trang website của mình bằng các công cụ như PageSpeed Insights của Google. Tối ưu hóa tốc độ tải trang là điều vô cùng quan trọng để giữ chân khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khách hàng ngày nay vốn bận rộn và thiếu kiên nhẫn, họ sẽ không ngần ngại thoát khỏi một website tải trang quá chậm để tìm kiếm một trang web khác mượt mà hơn. Bạn hãy tối ưu hóa hình ảnh, video và code web, sử dụng băng thông đường truyền cao và server tốt cho website.

 

Domain Authority (DA) là một chỉ số quan trọng dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Bằng cách áp dụng các chiến lược hiệu quả được gợi ý từ top20review như tạo nội dung chất lượng, xây dựng backlink chất lượng, tối ưu hóa website thân thiện với thiết bị di động và xây dựng thương hiệu uy tín, bạn có thể gia tăng điểm DA cho website của mình và đạt được thứ hạng cao hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *