5 lý do Google Adwords không chạy phổ biến nhất và cách khắc phục

Google Adwords không chạy

Google Adwords không chạy là tình trạng vô cùng phổ biến mà bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng từng gặp phải trong quá trình xây dựng chiến lược gia tăng doanh số cho doanh nghiệp của mình. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có những cách khắc phục nào sẽ được áp dụng? Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ cung cấp cho bạn 5 lý do phổ biến nhất khiến Google Adwords không chạy, cũng như cách khắc phục phù hợp cho từng trường hợp.

Nếu như bạn không biết tại sao chiến dịch quảng cáo Google của mình không chạy, cũng như làm thế nào để khắc phục nó một cách hiệu quả, hãy trực tiếp liên hệ với các chuyên gia đào tạo Adwords hàng đầu đang có mặt tại Askany để tìm ra hướng giải quyết phù hợp và tối ưu nhất.

Chưa thanh toán phí quảng cáo

Chưa thanh toán phí quảng cáo
Chưa thanh toán phí quảng cáo

Thực tế, không ít nhà quảng cáo mắc lỗi không thanh toán phí quảng cáo Google, cho dù đây là một tác vụ quan trọng và không thể thiếu trong mỗi chiến dịch. Thông thường, sự cố này chỉ xảy ra khi có những nhà quảng cáo cố tình gian lận. Do đó, để khắc phục trường hợp này, bạn chỉ cần tiến hành thanh toán cho Google khoản tiền cần chạy quảng cáo.

Tại Việt Nam, Google sẽ tính phí quảng cáo trước bằng cách sử dụng thẻ tín dụng. Sau khi đã thanh toán, quảng cáo sẽ được chạy  trong khoản ngân sách mà bạn bỏ ra. Tuy nhiên, vẫn có một số sự cố thanh toán mà bạn có thể phải đối mặt như:

  • Tài khoản không đủ số dư.
  • Tài khoản bị ngân hàng tự động khoá khi nhận thấy có giao dịch lạ. Đặc biệt là khi bạn chưa bao giờ thanh toán trực tuyến với một số tiền lớn.
  • Thanh toán vào đêm khuya, bởi một số ngân hàng sẽ từ chối các giao dịch lạ.

Một vấn đề khác liên quan đến việc thanh toán quảng cáo là khi bạn đã chạy hết số tiền trong tài khoản và quên không nạp tiền. Lúc này, Google sẽ gửi thông báo đến bạn với một dòng chữ màu đỏ “quảng cáo của bạn không chạy vì số dư tài khoản của bạn đã cạn”. Nếu gặp trường hợp này, bạn chỉ cần thêm tiền vào tài khoản để thanh toán cho Google.

>> Xem thêm: Nguyên nhân quảng cáo Google Adsense không hiển thị và cách xử lý tối ưu

Giá thầu quá cao hoặc quá thấp

Nếu ngân sách mỗi ngày cho từng chiến dịch quảng cáo của bạn không quá nhiều thì hãy chú ý đến mức giá thầu cho các loại từ khóa Google Ads. Khi mức CPC tối đa cho một từ khóa vượt quá ngân sách cho cả chiến dịch, cho dù đối tượng mục tiêu sử dụng chính xác các từ khoá để tìm kiếm thì mẫu quảng cáo của bạn vẫn không được hiển thị.

Hầu hết trong các trường hợp, đây là tình trạng hiếm gặp nhất. Tuy nhiên, với những ngành khó như B2B, đầu tư, bảo hiểm, bất động sản hoặc những doanh nghiệp đang bị giới hạn về ngân sách tổng, tình trạng này sẽ trở nên phổ biến khi điều chỉnh quá tay.

Ngược lại, nếu giá thầu quá thấp, quảng cáo Google cũng sẽ không chạy. Thông thường, một từ khóa quảng cáo trên Google sẽ có giá khoảng 3.000 – 5.000 VNĐ/ Click. Vậy nên, nếu bạn đặt giá thầu thấp hơn khoảng giá đó, chắc chắn từ khoá sẽ không được hiện ra. Để xem được giá thấu trung bình của một từ khóa, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích từ khoá, nó sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về giá thầu trên thị trường hiện tại.

Lượng tìm kiếm từ khóa thấp

Lượng tìm kiếm từ khóa thấp
Lượng tìm kiếm từ khóa thấp

Ngay cả khi từ khóa có liên quan cụ thể đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng không một ai có nhu cầu tìm kiếm thì hệ thống cũng sẽ không duyệt cách chạy quảng cáo Google của bạn. Sở dĩ, hệ thống Google sẽ tự động bất hoạt các từ khoá đó trong tài khoản của bạn cho đến khi lượng tìm kiếm tăng lên đến một ngưỡng nhất định. Sau đây là 2 cách để quảng cáo có thể hiển thị trong trường hợp này:

  • Cách 1: Tăng giá thầu, giá thầu càng cao, Google sẽ buộc phải hiển thị từ khóa đó.
  • Cách 2: Tìm thêm từ khóa liên quan hoặc rộng hơn từ khoá gốc của bạn.

Nhóm quảng cáo không phù hợp

Để tính điểm chất lượng trong Google Adwords, hệ thống Google sẽ dựa vào mức độ liên quan giữa query tìm kiếm và danh sách từ khóa trong nhóm quảng cáo của bạn. Nếu các từ khóa trong một nhóm quảng cáo lộn xộn, không liên quan mật thiết với nhau thì chắc chắn Google sẽ chấm điểm thấp. Bên cạnh đó, nếu nhóm quảng cáo quá phức tạp thì chiến dịch của bạn cũng có nguy cơ cao không được hiển thị. Do đó, đây là lúc bạn cần tạo lại nhóm quảng cáo với cấu trúc rõ ràng và cụ thể hơn.

Cách tốt nhất để xử lý tình huống này đó là hãy cố gắng chia nhỏ các nhóm quảng cáo, càng chia nhỏ chúng thì hiệu suất quảng cáo càng tốt và xuất hiện đúng với nhu cầu của khách hàng.

Trang đích không liên quan

Trang đích không liên quan
Trang đích không liên quan

Trang đích là một trong những yếu tố quan trong được sử dụng để tính điểm chất lượng các chiến dịch quảng cáo. Nếu trang đích của bạn không đáp ứng đúng các lời hứa đặt ra trong nội dung quảng cáo hoặc mục đích đằng sau mỗi query khách hàng sử dụng thì khả năng hiển thị quảng cáo sẽ không cao, bởi vì Google luôn hướng đến việc mang lại những giá trị hữu ích nhất cho người dùng.

Cho nên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về danh sách từ khoá, query đối tượng mục tiêu sử dụng, cũng như đánh giá những mục đích ẩn sâu bên trong và điều mà họ kỳ vọng sẽ tìm thấy. Từ đó, đưa ra những giải pháp điều chỉnh nội dung trên trang đích nhằm tạo sự nhất quán theo mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, trường hợp các từ khóa khó dung hoà trên một trang duy nhất, bạn cũng có thể sử dụng nhiều trang đích khác nhau để phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

Bài viết trên đây đã liệt kê 5 lý do phổ biến nhất khiến Google Adwords không chạy và cách khắc phục cụ thể. Có thể thấy rằng, quảng cáo Google không hiển thị là vấn đề mà không một ai mong muốn gặp phải. Ngoài việc biết chính xác nguyên nhân gây nên thì việc biết cách xử lý rất quan trọng. Do đó, nếu bạn đang gặp khó khăn trong trường hợp này, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia chạy Google Ads chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm tại Askany để được cung cấp lời khuyên và sự chỉ dẫn tận tình nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *