Nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá để tăng tỷ lệ chuyển đổi?

nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá

Nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá? Quảng cáo Google hiện là một trong những giải pháp truyền thông được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và gia tăng doanh số đáng kể. Thực tế có rất nhiều hình thức quảng cáo Google, điển hình có thể nhắc đến quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám, cả hai hình thức này đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, điều này đã tạo ra một bài toán đâu là quảng cáo phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Hãy cùng Top20Review tìm câu trả lời đúng nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Nếu bạn không thể xác định được quảng cáo tìm kiếm hay khám phá sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại kết nối với các chuyên gia chạy Google Ads hàng đầu trong ngành thông qua ứng dụng Askany, họ sẽ hướng dẫn và đào tạo quảng cáo Google cho bạn từ a đến z. 

Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Quảng cáo tìm kiếm là gì?
Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Quảng cáo tìm kiếm hay Google Search Ads là một trong các hình thức quảng cáo Google Adwords rất phổ biến hiện nay. Khi người dùng thực hiện một truy vấn tìm kiếm, hệ thống Google sẽ trả về kết quả dưới dạng quảng cáo hiển thị hoặc gần đúng với từ khoá mà bạn đã thiết lập cho quảng cáo của mình.

Ví dụ, người dùng muốn tìm “Nhà hàng” thì khi nhập từ này vào thanh tìm kiếm của Google, hệ thống sẽ đưa ra một loạt kết quả có gắn chữ “quảng cáo/ads”, đây đều là hình thức của quảng cáo tìm kiếm được hiển thị dưới dạng từ khoá, cụm từ khóa hoặc văn bản.

>> Xem thêm: Google GDN là gì? Mẹo chạy quảng cáo GDN tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Quảng cáo khám phá là gì?

Quảng cáo khám phá là gì?
Quảng cáo khám phá là gì?

Quảng cáo khám phá hay Google Discovery Ads là một hình thức quảng cáo được tối ưu hoá với hình ảnh phong phú giúp thu hút nhóm khách hàng tiềm năng. Cơ chế hoạt động của quảng cáo khám phá khá đơn giản, bằng các tín hiệu như lượt truy cập website, tải xuống ứng dụng hay đã xem video, Google sẽ phân phối chính xác quảng cáo khám phá của bạn đến người dùng đang có nhu cầu. Bên cạnh đó, mạng lưới hiển thị quảng cáo khám phá cũng rất đa dạng, bao gồm trang chủ Google, trang chủ ứng dụng IOS và Android.

Ưu nhược điểm của quảng cáo tìm kiếm và khám phá

Như đã đề cập ở đầu bài, cả quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám phá đều có những ưu nhược điểm nhất định. Sau đây là các thông tin cần thiết dành cho bạn:

Ưu và nhược điểm của quảng cáo tìm kiếm

Ưu và nhược điểm của quảng cáo tìm kiếm
Ưu và nhược điểm của quảng cáo tìm kiếm

Nhiều chuyên gia chạy quảng cáo Google đánh giá quảng cáo tìm kiếm là một hình thức có tính cạnh tranh cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không ngần ngại chi tiền vì những ưu điểm như sau:

  • Tiếp cận đúng tệp khách hàng: Quảng cáo tìm kiếm cho phép bạn hiển thị trực tiếp thông tin sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng có nhu cầu, nhờ đó gia tăng khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp.
  • Định hướng đối tượng khách hàng chính xác: Với quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể chọn từ khoá và mục tiêu để hiển thị trước những người dùng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình, đây sẽ cách tăng tính hiệu quả cho quảng cáo và giảm đi những chi phí không đáng có.
  • Đo lường hiệu quả quảng cáo: Quảng cáo tìm kiếm cung cấp công cụ đo lường và phân tích giúp bạn theo dõi các chỉ số như lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…, từ đó tối ưu hoá chiến dịch để đạt kết quả tốt hơn.
  • Kiểm soát linh hoạt: Khi sử dụng quảng cáo tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và tùy chỉnh ngân sách hàng ngày cùng thời gian hiển thị để tránh lãng phí nguồn lực.

Ngoài những ưu điểm trên, quảng cáo tìm kiếm còn có một số nhược điểm mà bạn nên cân nhắc, bao gồm:

  • Tính cạnh tranh cao: Quảng cáo tìm kiếm là một công cụ quảng cáo đang rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Do đó, sự cạnh tranh trong đấu giá từ khóa có thể đẩy lên cao dẫn đến việc tăng chi phí quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Phụ thuộc vào từ khoá: Nếu không nắm bắt và chọn được những từ khoá phù hợp, quảng cáo của bạn có thể không đạt hiệu quả, cũng như không tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thuật toán: Google luôn cập nhật và điều chỉnh thuật toán tìm kiếm, nếu không theo dõi và có những giải pháp phù hợp cho sự thay đổi này, hiệu suất chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của bạn có thể bị ảnh hưởng không ít.
  • Không gian quảng cáo giới hạn: Kết quả tìm kiếm trên Google có giới hạn về số lượng vị trí hiển thị quảng cáo, có nghĩa là không phải lúc nào quảng cáo của bạn cũng được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, đặc biệt là khi cạnh tranh với nhiều đối thủ, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng.

Ưu và nhược điểm của quảng cáo khám phá

Ưu và nhược điểm của quảng cáo khám phá
Ưu và nhược điểm của quảng cáo khám phá

Quảng cáo khám phá có những ưu điểm vô cùng có lợi cho một chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng doanh số bán hàng, cụ thể:

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu: Quảng cáo khám phá được hiển thị đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ trang chủ Google, cho đến Youtube, Gmail, điều này giúp nâng cao khả năng tiếp cận và độ nhận diện thương hiệu.
  • Nâng cao trải nghiệm tương tác: Quảng cáo khám phá thường chứa hình ảnh và video đẹp mắt, cung cấp trải nghiệm tương tác mạnh mẽ hơn cho người dùng, giúp tăng cơ hội chuyển đổi.
  • Nhắm mục tiêu chính xác: Bạn có thể điều chỉnh vị trí địa lý, đối tượng, sở thích và hành vi trực tuyến trong hệ thống Google Discovery Ads, nhờ đó đảm bảo quảng cáo được hiển thị cho đúng đối tượng mục tiêu.
  • Phân tích và tối ưu hóa: Google cung cấp các công cụ phân tích chi tiết cho phép bạn đo lường hiệu suất chiến dịch quảng cáo khám phá và tối ưu hóa chúng theo thời gian, giúp cải thiện chỉ số ROI.

Tương tự quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo khám phá cũng có những nhược điểm cần chú ý:

  • Chi phí cao: Để thực hiện quảng cáo khám phá, bạn cần đầu tư khoản ngân sách ban đầu khá lớn, đặc biệt là khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực với mình.
  • Mất thời gian tối ưu: Việc tối ưu quảng cáo Google Adwords khám phá tiêu tốn rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, đặc biệt là vào giai đoạn đầu cần phải thử nghiệm và điều chỉnh các yếu tố quảng cáo để đạt được hiệu suất tốt nhất.
  • Phụ thuộc vào sở thích và hành vi của người dùng: Hiệu suất của quảng cáo khám phá phụ thuộc nhiều vào sở thích và hành vi trực tuyến của người dùng, do đó rất khó để tạo ra một môi trường ổn định cho chiến dịch quảng cáo.

Nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá?

Quyết định nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay quảng cáo khám phá trên Google sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Đầu tiên, phải kể đến mục tiêu quảng cáo của bạn. Nếu bạn muốn tiếp cận người dùng có ý định mua hàng cụ thể, quảng cáo tìm kiếm sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra sự nhận thức về thương hiệu và tiếp cận người dùng dựa trên sở thích và hành vi trực tuyến, quảng cáo khám phá là sự lựa chọn không nên bỏ qua. 
  • Tiếp đến, bạn cần xem xét ngân sách của mình. Quảng cáo tìm kiếm thường có chi phí trả tiền theo nhấp chuột, giúp nhà quảng cáo dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh để phù hợp với ngân sách hiện tại. Trong khi đó, quảng cáo khám phá có thể đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn hơn. 
  • Cuối cùng, hãy cân nhắc trải nghiệm quảng cáo mà bạn muốn cung cấp cho người dùng. Quảng cáo tìm kiếm thường mang tính hành động cao hơn, nhưng quảng cáo khám phá thường mang lại trải nghiệm tương tác tốt hơn. Kết hợp cả hai loại quảng cáo có thể giúp tận dụng tối đa cơ hội tiếp cận với đối tượng mục tiêu của mình.

>> Xem thêm: Cách chặn click ảo trong Google Ads tránh lãng phí ngân sách vô ích

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá. Nếu như bạn vẫn còn phân vân trong việc quyết định chọn loại quảng cáo nào giới thiệu sản phẩm hay đơn giản là cần hỗ trợ cách chạy quảng cáo Google tối ưu, thì hãy tìm đến các chuyên gia Adwords dày dặn kinh nghiệm tại Askany để được cung cấp các lời khuyên và sự chỉ dẫn chuẩn nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *