Quảng cáo Google tìm kiếm là một trong những công cụ hiệu quả giúp bạn có thể tiếp cận đến số lượng lớn người dùng đang tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp trên Google. Nếu biết cách sử dụng công cụ quảng cáo này một cách thuần thục, bạn có thể dễ dàng kiểm soát ngân sách, đo lường kết quả và tăng doanh số nhanh chóng. Vì vậy, bài viết này, Top20review sẽ giới thiệu cho bạn các bước để tự biết cách chạy quảng cáo Google tìm kiếm, những lợi ích và thách thức, cũng như một số mẹo hay để tối ưu hiệu quả quảng cáo của bạn.
Nhắc đến chạy quảng cáo Google tìm kiếm, thì ngân sách và sự tối ưu là một trong những yếu tố chủ tài khoản quan tâm rất nhiều. Làm sao để quảng cáo vẫn hiệu quả dù ngân sách bị giới hạn? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này có thể liên hệ và học hỏi những mẹo hay từ các chuyên gia Adwords trên ứng dụng Askany.
Mục lục
Đôi nét về quảng cáo Google tìm kiếm
Quảng cáo Google tìm kiếm là một hình thức quảng cáo online mạnh mẽ, đưa doanh nghiệp và sản phẩm của họ đến với đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn thì quảng cáo sẽ được hiển thị ở các vị trí quảng cáo trên trang 1 của Google. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và đến gần khách hàng tiềm năng hơn. Quảng cáo Google tìm kiếm là một trong những tiện ích nổi bật, được nhiều doanh nghiệp áp dụng của Google.
Quảng cáo Google tìm kiếm là hoạt động theo phương thức trả tiền mỗi lượt nhấp (Pay-Per-Click – PPC). Doanh nghiệp sẽ chỉ trả một số tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn họ đến trang đích của họ. Cơ chế hoạt động này đảm bảo rằng chi phí quảng cáo chỉ phát sinh khi có tương tác thực sự từ người tiêu dùng.
Lợi ích của quảng cáo Google tìm kiếm là rất đa dạng. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, chính là giúp doanh nghiệp của bạn tăng độ hiển thị và phổ rộng thương hiệu, vì quảng cáo xuất hiện ngay trên trang 1 của kết quả tìm kiếm trên Google.
Thứ hai, chiến lược này giúp bạn tối ưu hóa việc tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua việc chọn lựa từ khóa phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu suất quảng cáo của mình bằng các công cụ phân tích tích hợp.
Tuy nhiên, khi sử dụng quảng cáo Google tìm kiếm, bạn sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Cụ thể là chiến dịch quảng cáo này cần được theo dõi và điều chỉnh liên tục theo từng tình huống, sao cho đảm bảo đạt được hiệu suất tốt và tiết kiệm ngân sách.
Bất cứ lúc nào, chi phí cũng có thể tăng lên nếu không được quản lý hiệu quả. Và đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những tác nhân khiến giá thầu các từ khóa chính tăng vọt. Ngoài ra, sự biến động của xu hướng tìm kiếm và thuật toán của Google cũng làm cho việc duy trì và tối ưu hóa chiến lược trở nên phức tạp hơn.
>> Xem thêm: Nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay khám phá để tăng tỷ lệ chuyển đổi?
Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Google tìm kiếm cho newbie
Giao diện mới của Google Ads sẽ mang đến cho bạn một giao diện tối giản hơn trong quá trình tạo chiến dịch quảng cáo. Hiện tại, Google đang sử dụng hai giao diện khác nhau cho các nhóm đối tượng (giao diện mới và cũ). Hướng dẫn dưới đây sẽ áp dụng cho giao diện mới nhất của Google, được cập nhật vào tháng 8 năm 2023.
Với giao diện Tài khoản Quảng cáo Cá nhân (mới năm 2023), bạn có thể bắt đầu bằng cách truy cập vào liên kết ads.google.com. Sau đó, hãy nhấn vào nút “Tạo” hoặc chọn tab “Chiến dịch” và nhấn dấu “+” để tạo chiến dịch mới. Tiếp theo, bạn hãy chọn “Chiến dịch mới”.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản
Đầu tiên, bạn cần truy cập ads.google.com và chọn tài khoản bạn đang sử dụng, sau đó di chuyển đến mục “Chiến Dịch” ở góc bên trái màn hình và nhấn dấu “+” để tạo ra một chiến dịch mới.
>>Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản MCC Adwords cho người quản lý chỉ với 4 bước đơn giản
Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch
Ở bước thứ 2, bạn hãy chọn mục tiêu chiến dịch là “Lưu lượng truy cập trang web” để thu hút người phù hợp đến trang web của bạn. Khi chọn được “Lưu lượng truy cập trang web” phù hợp với tài khoản của bạn thì có thẻ bắt đầu tạo quảng cáo. Sau đó, nhấn Tiếp để chuyển sang bước chọn loại quảng cáo.
Bước 3: Chọn loại chiến dịch
Bạn cần chọn chiến dịch Google Search (Google tìm kiếm) để Google sẽ hiển thị đúng những từ khóa của mình. Sau đó nhập URL trang đích và đặt tên cho chiến dịch theo ý muốn của bạn.
Bước 4: Cài đặt chiến dịch
Trước khi cài đặt chiến dịch, bạn cần chọn “Đặt giá thầu”. Mục đặt giá thầu Google sẽ mặc định việc tối đa lượt nhấp, để bạn có thể thu lại nhấp nhiều nhất có thể với ngân sách của mình. Nhất “Tiếp” để thực hiện các bước tiếp theo.
Sau đó, cài đặt các thông số như mạng tìm kiếm, địa điểm, ngôn ngữ và nhấn Tiếp để qua bước tiếp theo.
Bước 5: Cài đặt từ khóa quảng cáo
Nhập từ khóa với các phương thức đối sánh (rộng, cụm từ, chính xác) và chú ý đến mục đích của mỗi phương thức.
Đối sánh rộng: Nếu dùng đối sánh này thì người dùng chỉ cần tìm kiếm một từ khóa tương tự với từ khóa chính thì quảng cáo cũng có thể xuất hiện. Ví dụ trên nếu người dùng gõ từ khóa: học google quảng cáo cũng có thể xuất hiện vì có từ “học google”.
Lưu ý rằng, nếu bạn là newbie thì không nên vội sử dụng từ khoá đối sánh rộng vì phương thức này yêu cầu rất nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu.
Đối sánh cụm từ: Từ khóa đặt trong dấu ngoặc kép, ví dụ như “khóa học google ads”. Khi người dùng tìm từ “khóa học google ads uy tín” thì quảng cáo sẽ hiển thị và từ “uy tín” là một biến thể.
Đối sánh chính xác: Từ khóa đặt trong dấu ngoặc Vuông: [từ khóa] và người dùng phải gõ đúng 100% thì quảng cáo mới hiển thị. Ví dụ cụ thể như [khóa học google ads]
Tham khảo các khóa học google ads uy tín để được hướng dẫn chi tiết cách chọn và nghiên cứu từ khoá hiệu quả cho quảng cáo.
Bước 6: Viết mẫu quảng cáo
Viết mẫu quảng cáo với các yếu tố như tiêu đề, dòng mô tả, và đường dẫn hiển thị. Tuân thủ các nguyên tắc về số lượng từ và cách viết, đồng thời chèn từ khóa vào tiêu đề, cự thể là:
Tiêu đề: Yêu cầu độ dài tối đa 30 ký tự.
Mô tả: Yêu cầu tối đa 90 ký tự.
Đường dẫn hiển thị: Bạn có thể điền hoặc không điền đều được.
Trang đích (URL): Là link mà người dùng click vào để vào website của bạn
Lưu ý rằng khi viết nội dung quảng cáo bạn nên chèn từ khóa chính vào các dòng tiêu đề và đầu mỗi đoạn mô tả.
Bước 7: Cài đặt ngân sách
Sau các bước trên, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản Google để tiến hành chạy quảng cáo. Việc cài đặt ngân sách là bước quan trọng khi lên chiến dịch quảng cáo. Google thường khuyến nghị ngân sách tối thiểu là 150,000 VND, nhưng bạn có thể cài đặt dưới mức này. Sau đó, hãy nhấn “Tiếp” để hoàn tất và xuất bản chiến dịch.
Lưu ý: Nếu Google thông báo “khắc phục vấn đề” do thiếu phần mở rộng, bạn có thể thêm luôn phần mở rộng. Còn nếu chữ Xuất bản chiến dịch hiển thị màu xanh lên thì bạn có thể xuất bản luôn, phần mở rộng có thể thêm sau.
>> Xem thêm: Bảng giá quảng cáo trên Google Adwords mới nhất trên thị trường
Bước 8: Thêm phần mở rộng vào quảng cáo
Sau khi chiến dịch đã được xuất bản, thêm các phần mở rộng như Phần mở rộng cuộc gọi, Phần mở rộng chú thích và Phần mở rộng liên kết trang web để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch. Để thêm các thành phần bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Phần mở rộng cuộc gọi: Hãy vào mục “Quảng cáo và thành phần”, chọn “Thành phần”. Mở rộng cuộc gọi sẽ giúp cho người xem quảng cáo trên điện thoại có thể nhấp vào và gọi ngay cho bạn.
- Phần mở rộng chú Thích: Phần này được thêm vào mô tả của quảng cáo, với mục đích để người xem quảng cáo có thể nắm nhanh những ý chính cũng thế mạnh về dịch vụ và sản phẩm của bạn có gì nổi bật.
- Phần mở rộng liên kết trang web: Đây là phần mở rộng khá quan trọng, giúp người dùng không chỉ truy cập vào trang đích của bạn, mà còn có thể truy cập vào những trang sản phẩm và dịch vụ khác mà bạn cũng đang muốn đẩy mạnh.
Với các bước hướng dẫn trên, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chạy quảng cáo tìm kiếm, cũng như tối ưu chiến dịch quảng cáo Google của mình để thu hút sự chú ý từ các đối tượng mục tiêu một cách dễ dàng.
Quảng cáo Google tìm kiếm là một tiện ích tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, khi thực hành cách chạy quảng cáo Google thực tế, bạn có thể phải đối mặt với những tình huống khó khăn mà lý thuyết không hướng dẫn bạn giải quyết. Ngay lúc này, giải pháp hiệu quả nhất dành cho bạn đó chính là tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google lâu năm thông qua nền tảng tư vấn hàng đầu Việt Nam – Askany.