Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động

quy định hoạt động an toàn lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về một số điều của luật an toàn lao động trong hoạt động huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động. Các quy định này hướng dẫn chi tiết cho người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1. Nội dung huấn luyện an toàn lao động

Nội dung huấn luyện an toàn lao động

Theo đó, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động được Nghị định quy định cụ thể như sau:

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
  • Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm người lao động tác an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:
  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở…
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động

Theo nội dung điều Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể như sau:

  • Tiến hành thực hiện đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
  • Tại Khoản 3 Điều 33 NĐ 44/2016/NĐ-CP đối với công việc, nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi thực hiện quan trắc phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my.
  • Việc thực hiện đo kiểm môi trường lao động phải thực hiện đồng nhất giữa cả 2 đơn vị sử dụng lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  • Việc QTMTLĐ phải đảm bảo:
    • Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
    • Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
    • Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
  • Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
    • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
    • Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
    • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

Ngoài ra, Nghị định 44 năm 2016 còn hướng dẫn tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; tổ chức việc huấn luyện ATVSLĐ.

Hy vọng với những thông tin này từ nội dung của nghị định 44/2016/NĐ-CP sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *