Quyền nuôi con dưới 2 tuổi khi ly hôn thuộc về cha hay mẹ? Tranh chấp quyền nuôi con là một trong những vấn đề phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn, đặc biệt là những trường hợp ly hôn khi con còn rất nhỏ. Theo dõi bài viết dưới đây của Top20Review để hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật đối với vấn đề nêu trên.
Để được giải đáp và hỗ trợ pháp lý cho vấn đề ly hôn nói chung và tranh chấp quyền nuôi con nói riêng một cách hiệu quả nhất, truy cập ngay ứng dụng Askany để kết nối với các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nhiều năm kinh nghiệm.
Mục lục
Quy định quyền nuôi con dưới 2 tuổi khi vợ chồng ly hôn
Dựa theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ đã có thoả thuận phù hợp với lợi ích của con.
Đồng thời, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn như sau:
- Cha mẹ vẫn tiếp tục quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa đủ tuổi thành niên hoặc đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không thể lao động để tự nuôi mình.
- Vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con sau khi ly hôn. Trong trường hợp cả hai không thoả thuận được, Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi, Toà án sẽ xem xét nguyện vọng và ý kiến của con.
Như vậy, sau khi ly hôn, việc nuôi con sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận, Tòa án chỉ can thiệp giải quyết khi hai bên không thoả thuận được. Thêm vào đó, nếu con dưới 2 tuổi, Toà án sẽ giao cho mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Toà án cũng căn cứ vào nhiều điều kiện khác để quyết định cha hay mẹ là người phù hợp nuôi con. Do đó, không phải lúc nào người mẹ cũng có quyền nuôi dưỡng con dưới 2 tuổi.
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con dưới 2 tuổi?
Như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp, người mẹ sẽ không được quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con dưới 2 tuổi. Dưới đây là các yếu tố để Toà án làm cơ sở quyết định:
- Điều kiện vật chất: thu nhập, chỗ ở, tài sản của mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt và học tập của con.
- Điều kiện tinh thần: mẹ không dành nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục, vui chơi với con, đồng thời nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của người mẹ không thể tạo điều kiện cho con phát triển một cách lành mạnh.
Có thể thấy rằng, không phải trường hợp nào, người mẹ cũng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn. Trái lại, người chồng cũng có thể giành quyền nuôi con khi đưa ra các chứng cứ xác thực vợ mình không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con.
Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn với các luật sư giỏi
Sau khi tiến hành thủ tục ly hôn, tranh chấp giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề khá phức tạp và thường gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các bên. Do đó, để có thể giải quyết hiệu quả vấn đề này, cũng như đảm bảo các quyền lợi của con trong tương lai, bạn nên tìm đến dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình 1:1 với các luật sư hàng đầu trong ngành. Bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, họ sẽ cho bạn những phương án tốt nhất trong việc giành quyền nuôi con.
Luật sư Đỗ Thị Hằng
Luật sư Đỗ Thị có hơn 15 năm kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nhiều lĩnh vực như kinh doanh thương mại, an ninh mạng, hôn nhân gia đình,… Luật sư sở hữu khả năng phân tích và tranh luận tốt, đảm bảo thân chủ của mình luôn đạt được quyền lợi tốt nhất trong các vụ tố tụng. Mọi vướng mắc liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con của bạn sẽ được luật sư hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Giá tư vấn qua điện thoại với luật sư là 500.000 đồng/ 15 phút tại đây.
Luật sư Đào Thị Thu Phương
Luật sư Đào Thị Thu Phương là chuyên gia tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH INFINITY VIỆT NAM danh tiếng. Cô chuyên tham gia tranh tụng và bào chữa các vụ án thuộc lĩnh vực doanh nghiệp, dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình. Qua nhiều năm làm nghề, cô đã chứng minh được tài năng cũng như sự nhiệt huyết của mình khi luôn giúp thân chủ đạt được kết quả tốt nhất trong các vụ tranh chấp. Giá tư vấn qua điện thoại với luật sư là 100.000 đồng/ 15 phút tại đây.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền nuôi con dưới 2 tuổi khi ly hôn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc bạn cần tư vấn pháp lý cho các vấn đề liên quan đến luật hôn nhân gia đình, hãy trực tiếp liên hệ với các luật sư tại ứng dụng Askany để được giải quyết nhanh nhất.