Thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp tại Việt Nam là thủ tục tương đối phức tạp và đòi hỏi người tham gia phải có sự am hiểu nhất định về pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy quy trình thực hiện đăng ký kết hôn với người Pháp diễn ra như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết vấn đề nêu trên.
Nếu bạn đang đối mặt với những khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hãy trực tiếp liên hệ với các luật sư tư vấn hàng đầu tại ứng dụng Askany.
Mục lục
Điều kiện kết hôn với người Pháp cụ thể
Căn cứ theo Điều 126 Luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam năm 2014, việc kết hôn giữa người nước ngoài và công dân Việt Nam có quy định, mỗi bên cần phải tuân thủ điều kiện kết hôn của pháp luật nước mình, nếu việc kết hôn được thực hiện tại cơ quan thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật này.
Thêm vào đó, tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, điều kiện kết hôn bao gồm những điều như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
- Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Lưu ý, Nhà nước Việt Nam không công nhận hôn nhân đồng giới.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Pháp có những giấy tờ nào?
Hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây để đảm bảo việc kết hôn diễn ra hợp pháp và có cơ sở:
Giấy tờ chung
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc hai bên nam nữ không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, yêu cầu giấy xác nhận cấp chưa quá 6 tháng.
Giấy tờ riêng
- Bên người Pháp:
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Đơn viết tay trình bày mong muốn kết hôn, mục tiêu, kế hoạch sau kết hôn và danh tính người mà mình sẽ kết hôn.
- Bản sao hộ chiếu Pháp.
- Tài liệu chứng minh địa chỉ cư trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Bên Việt Nam:
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Bản sao Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
- Bản sao hộ khẩu.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký kết hôn tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện. Hai bên nam hoặc nữ có thể thực hiện việc này mà không cần có văn bản ủy quyền từ bên kia. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người thụ lý có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu thông tin Tờ khai cung cấp và xác định tính hợp lệ của các giấy tờ đính kèm trong hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, người thụ lý sẽ viết một biên bản tiếp nhận, ghi rõ ngày và giờ tiếp nhận cũng như thông báo về thời gian dự kiến trả kết quả. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người thụ lý sẽ hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Phòng Tư pháp tiến hành việc xem xét và kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có khiếu nại hoặc tố cáo về việc không đảm bảo điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình hoặc nếu có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam nữ hoặc các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp sẽ hợp tác với các cơ quan liên quan để tiến hành xác minh và làm rõ.
Trong quá trình kiểm tra và xác minh hồ sơ, nếu cần thiết, Phòng Tư pháp sẽ trực tiếp cuộc hỏi các bên để đảm bảo sự rõ ràng về nhân thân, tự nguyện kết hôn và mục tiêu của việc kết hôn.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ và cả hai bên nam nữ đều đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định pháp luật thì Phòng Tư pháp sẽ trình báo Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận kết hôn hợp pháp.
Sau đó, Phòng Tư pháp sẽ tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên, nam và nữ. Lưu ý rằng khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam và nữ phải có mặt tại trụ sở UBND để cán bộ thực hiện công tác hộ tịch hỏi ý kiến cả hai về việc tự nguyện kết hôn. Nếu cả hai bên đều đồng ý, thông tin kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch.
Top luật sư tư vấn đăng ký kết hôn với người nước ngoài uy tín
Bên cạnh những thông tin cơ bản được cung cấp trên đây, việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn trực tiếp tìm đến sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình đã có nhiều năm kinh nghiệm. Bằng chuyên môn và khả năng xuất sắc của mình, họ sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ cần thiết và đại diện tiến hành các thủ tục liên quan theo đúng quy định mà không bị mất quá nhiều thời gian hoặc phát sinh những rắc rối pháp lý bất ngờ.
Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại hiện đang giữ chức vụ chuyên viên tư vấn pháp lý tại Công ty Luật Sống uy tín tại tỉnh Cà Mau. Anh chuyên tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự trải dài trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh, đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình. Ngoài chuyên môn vững chắc, luật sư Toại được nhiều người tín nhiệm còn vì sự tận tâm và nhiệt huyết của mình. Nếu bạn cần được hướng dẫn cụ thể quy trình làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hãy nhanh chóng đặt lịch tư vấn với luật sư Toại.
Luật sư Vũ Văn Toàn
Trong hơn 14 năm hành nghề, luật sư Vũ Văn Toàn đã không ngừng cố gắng nỗ lực, cũng như gặt hái được rất nhiều thành tựu và dần khẳng định năng lực của mình khi giải quyết thành công các vụ án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hôn nhân gia đình, đóng góp một phần công sức vào nền Tư pháp nước nhà, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn người nước ngoài nhanh chóng, đặt lịch tư vấn với luật sư Toàn.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin về thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp được Top20Review cung cấp sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu rõ các quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân gia đình. Bạn cũng có thể tham vấn ý kiến về vấn đề nêu trên một cách chính xác và cụ thể hơn từ các luật sư hôn nhân gia đình giỏi, chuyên nghiệp tại ứng dụng Askany. Bằng kinh nghiệm phong phú của mình, họ sẽ cho bạn những câu trả lời thỏa đáng nhất.