Công nghệ Lidar là một trong những thuật ngữ khá phổ biến liên tục xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ. Rất nhiều thiết bị công nghệ như xe tự lái, điện thoại thông minh đề được trang bị công nghệ Lidar tân tiến. Vậy công nghệ Lidar là gì, làm sao lại có một vai trò quan trọng trong ngành công nghệ như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xung quanh công nghệ này.
Mục lục
Giới thiệu sơ lược về công nghệ Lidar
Công nghệ Lidar (Light Detection and Ranging) là phương pháp viễn thám áp dụng cảm biến laser để đo lường khoảng thời gian phản xạ lại của laser khi một chùm tia laser được phát tới một bề mặt nào đó. Công nghệ Lidar được áp dụng nhiều trong lĩnh vực thông tin địa lý với mục đích xây dựng mô hình số độ cao và mô hình số địa hình, từ đó tạo ra bản đồ thiết kế 3D.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Lidar
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Lidar được hiểu đơn giản như sau:
– Khi ánh sáng chiếu vào một mục tiêu và thiết bị Lidar sẽ đo khoảng thời gian ánh sáng quay trở lại nguồn
– Các phép đo lặp lại và được thiết bị Lidar truyền thông tin đến máy tính để xây dựng bản đồ cho khu vực đã được thu thập dữ liệu
– Những hình ảnh trực quan của các phép đo được gọi là bản đồ Point Cloud, bản đồ này tiết lộ những mối quan hệ phức tạp trong không gian ở định dạng thiết bị có thể đọc được
Những ứng dụng nổi bật của công nghệ Lidar
Ứng dụng trong chế tạo ô tô, robot
Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ Lidar khá tốn kém, vì vậy chỉ có một số ít sản phẩm bắt buộc phải đưa công nghệ Lidar vào quá trình sản xuất. Năm 2018, đây là lần đầu tiên công nghệ Lidar tiếp cận ngành công nghiệp ô tô, cảm biến Lidar được gắn lên xe tải để thiết lập một bản đồ 3D chính xác nhất. Với bản đồ 3D này, chúng ta có thể theo dõi sự chuyển động của các đối tượng có kích thước bằng vật nuôi, dự đoán hướng đi của những đối tượng này và có thể phân tích được các chướng ngại vật tiềm ẩn xung quanh.
Ứng dụng nghiên cứu địa hình, thiết kế bản đồ
Một trong những ứng dụng là lý do ra đời của công nghệ Lidar đó là đo kiểm địa hình. Chúng ta có thể thấy rõ điều này từ việc những cơ quan như Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, Cơ quan khí tượng thuỷ vân, NASA đã ứng dụng công nghệ Lidar để vẽ nên bản đồ Trái Đất và không gian vũ trụ ở từng mốc thời gian khác nhau. Ngoài ra, công nghệ Lidar còn được sử dụng trong việc thăm dò thành phần của khí quyển và nghiên cứu các hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự thay đổi bờ biển, sự thay đổi của rừng.
Ứng dụng sản xuất các thiết bị cầm tay
Hiện tại, công nghệ Lidar còn được ứng dụng trong các thiết bị cầm tay thông minh, đơn cử là dòng điện thoại iPhone 12 Pro. Tuy áp dụng đúng nguyên tắc hoạt đông, nhưng công nghệ Lidar ở iPhone chỉ được ứng dụng với quy mô nhỏ trong phạm vi tầm 5 mét.
Kết luận
Qua bài viết chúng ta có thể thấy rằng, công nghệ Lidar sở hữu rất nhiều ưu thế mà bất kỳ ngành công nghiệp sản xuất nào cũng cần ứng dụng cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều bất cập nhất đối với việc ứng dụng công nghệ Lidar hiện này là khá tốn kém và nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc lại vấn đề này. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu rõ về công nghệ Lidar. Nếu bạn có niềm đam mê với lĩnh vực công nghệ và muốn phát triển sâu hơn ở lĩnh vực này, hãy tham khảo ngay ứng dụng Askany, đây là một ứng dụng tích hợp ChatGPT Plus miễn phí và thay vì AI trả lời câu hỏi của người dùng, các chuyên gia của Askany sẽ làm điều đó. Các chuyên gia sẽ trực tiếp đưa cho người dùng các phản hồi và lời khuyên tốt nhất ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ.