Thủ tục ly hôn vắng mặt một bên là trường hợp một bên đương sự không xuất hiện khiến cho phiên toà xét xử gặp khá nhiều khó khăn. Theo đó, pháp luật đã ban hành những điều luật cụ thể đối với việc ly hôn vắng mặt nhằm đảm bảo yêu cầu ly hôn của bên còn lại được thực hiện một cách tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên, hãy cùng Top20Review tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Để được hỏi đáp về Luật hôn nhân gia đình đầy đủ và chính xác nhất, bạn có thể trực tiếp liên hệ ngay với các luật sư giỏi tại ứng dụng Askany.
Mục lục
Ly hôn vắng mặt là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014, ly hôn được hiểu là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng dựa trên bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật được ban hành bởi Tòa án.
Hiện tại, có 2 hình thức ly hôn chính là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trong khi ly hôn thuận tình có sự thống nhất của hai vợ chồng trong việc kết thúc hôn nhân và có những thỏa thuận liên quan đến quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản,… thì ly hôn đơn phương là trường hợp một bên yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không có sự đồng ý của bên còn lại. Chính vì vậy, khi tiến hành ly hôn đơn phương, bên bị khởi kiện thường dùng rất nhiều lý do để gây khó khăn cho quá trình xét xử, điển hình là việc vắng mặt, không tham gia phiên tòa giải quyết.
Quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn vắng mặt
Tại Điều 228 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định, trong trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án vẫn tiến hành giải quyết đơn phương ly hôn khi:
- Vợ/ chồng của người yêu cầu giải quyết ly hôn có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt.
- Vợ/ chồng vắng mặt có người đại diện tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn.
- Vợ/ chống vắng mặt vì trường hợp bất khả kháng hoặc một trở ngại khách quan nào đó.
Bên cạnh đó, nếu sau hai lần Toà án triệu tập giải quyết mà nguyên đơn vẫn không có mặt thì sẽ bị xem là từ bỏ việc khởi kiện, đồng thời tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.
Nếu bị đơn vắng mặt khi được Toà án triệu tập lần đầu thì phiên tòa sẽ bị hoãn, nhưng đến lần thứ hai vẫn không có mặt thì toàn có quyền tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định chung.
Thủ tục tiến hành ly hôn vắng mặt chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các giấy tờ cần chuẩn bị đối với hồ sơ ly hôn vắng mặt bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của hai vợ chồng (bản sao chứng thực).
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao chứng thực).
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao chứng thực).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung trong hôn nhân (bản sao chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu giải quyết ly hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án nhân dân tại nơi bị đơn cư trú, làm việc theo quy định của Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, nguyên đơn cũng có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu điện.
Bước 3: Toà án thụ lý hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ ly hôn hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và thông báo mở phiên toà hoà giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập thì sẽ bị xem như hoà giải không thành dựa theo quy định tại Điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự. Lúc này, Toà án sẽ quyết định xét xử vụ án theo thủ tục chung.
Bước 4: Toà án đưa ra bản án
Trong quá trình giải quyết, nếu xét thấy đủ điều kiện, Toà án sẽ đưa ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân có hiệu lực pháp luật.
Thực hiện thủ tục ly hôn vắng mặt hiệu quả với các luật sư hàng đầu
Trên thực tế, trường hợp ly hôn vắng mặt khá phổ biến, tuy nhiên không ít người cảm thấy lo lắng và không biết cách giải quyết như thế nào. Do đó, việc tìm đến dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình là một điều vô cùng đúng đắn. Các luật sư sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn cách tiến hành thủ tục ly hôn theo đúng quy định một cách hiệu quả nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân không bị xâm phạm bởi đối phương.
Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí được vinh danh là một trong những luật sư hôn nhân gia đình xuất sắc và có nhiều thành tựu nổi bật. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ án từ đơn giản cho đến phức tạp và tất cả đều có tỷ lệ thành công cao, khiến khách hàng vô cùng hài lòng. Hãy liên hệ với luật sư tư vấn nếu bạn đang phải đối mặt với trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt, bằng kinh nghiệm của mình, luật sư sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.
- Giá dịch vụ tư vấn ly hôn với luật sư Nguyễn Cao Trí là 100.000 đồng/ 15 phút.
- Thông tin liên hệ: https://askany.com/luat-su-nguyen-cao-tri.
Luật sư Nguyễn Văn Trung
Luật sư Nguyễn Văn Trung là một chuyên viên tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhờ khả năng am hiểu các điều luật và kinh nghiệm thực chiến đa dạng, anh luôn đảm bảo các vụ án được giải quyết nhanh chóng và thành công, bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp cho các khách hàng.
- Giá dịch vụ tư vấn ly hôn với luật sư Nguyễn Văn Trung là 200.000 đồng/ 15 phút.
- Thông tin liên hệ: https://askany.com/nguyen-van-trung.
Thủ tục ly hôn vắng mặt một bên sẽ được giải quyết dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật. Do đó, việc cố tình gây khó khăn cho quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn là điều không thể. Nếu như bạn cần thêm các thông tin khác về vấn đề ly hôn, hãy trực tiếp liên hệ với các luật sư hôn nhân gia đình tại ứng dụng Askany để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.