Hướng dẫn cách chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ đúng nhất

cách chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ

Cách chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ như thế nào? Trong cơ sở dữ liệu, mô hình ER và mô hình quan hệ đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin cần thiết. Do đó, việc hiểu rõ các nguyên tắc chuyển đổi giữa hai mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi làm việc với dữ liệu. Theo dõi bài viết dưới đây của Top20Review để được hướng dẫn các bước chuyển đổi mô hình ER sang mô hình quan hệ đúng nhất.

Hiện nay, nhu cầu chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ ngày càng lớn, tuy nhiên không ít người gặp khó khăn khi thực hiện quá trình này, chẳng hạn như. Hãy đặt lịch tư vấn 1:1 với các chuyên gia Data Analyst giỏi tại ứng dụng Askany để được chia sẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết về vấn đề này.

Mô hình ER là gì?

Mô hình ER là gì?
Mô hình ER là gì?

Entity Relationship Model viết tắt là ER là một mô hình thực thể kết hợp được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các bản thiết kế cơ sở dữ liệu ở mức quan niệm. Ngoài ra còn có mô hình Entity Relationship Diagram.

Mô hình ER nổi tiếng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với mô hình mạng, đồng thời nó còn có khả năng thể hiện rõ các thành phần trong thế giới thực. Ví dụ, với mô hình mạng ta chỉ có thể biểu diễn các đối tượng chính mà không mô tả được các đặc điểm trong đối tượng đó. Trong khi đó, mô hình ER sẽ khắc phục được những điểm này, cho nên nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà phân tích khi tiến hành quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu.

>> Xem thêm: Customer Data Platform (CDP): Khái niệm và lợi ích với doanh nghiệp.

Mô hình quan hệ là gì?

Mô hình quan hệ là gì?
Mô hình quan hệ là gì?

Mô hình quan hệ là cơ sở dữ liệu được xây dựng với 3 đặc trưng cơ bản là mối quan hệ, bộ và thuộc tính trong cơ sở dữ liệu. Tất cả những đặc trưng này để được phân biệt bằng tên riêng và không quan trọng thứ tự.

Trong mô hình quan hệ, cơ sở dữ liệu được biểu diễn dưới dạng bảng, mỗi bảng gồm các hàng và cột chứa đầy đủ thông tin của một chủ thể. Các hàng có chức năng biểu thị thuộc tính của một cá thể với giá trị tương ứng ở các cột, còn các cột sẽ cho thấy thuộc tính riêng biệt và tên của thuộc tính đó chính là tên cột.

>> Xem thêm: Lương Data Analyst ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Nguyên tắc chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ

Để chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ, các nhà phân tích cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

  • Chuyển đổi các tập thực thể: Mỗi thực thể được chuyển thành một quan hệ cùng tên và danh sách thuộc tính. Với kiểu thực thể thông thường, khoá của quan hệ chính là khoá của kiểu thực thể, thuộc tính quan hệ là thuộc tính của kiểu thực thể. Quan hệ không chứa các thuộc tính đa trị, thay vào đó nó chỉ chứa thuộc tính thành phần của các thuộc tính phức hợp.
  • Chuyển đổi quan hệ 3 ngôi sao: Thực thể sẽ chuyển thành quan hệ mới với khóa chính gồm 3 thuộc tính khóa của 3 thực thể tham gia mối kết hợp. Thêm vào đó, thuộc tính mối kết hợp (nếu có) trở thành thuộc tính của quan hệ mới.
  • Chuyển đổi mối quan hệ 1 – 1: Thuộc tính khóa bên này làm khóa ngoại của bên kia và ngược lại.
  • Chuyển đổi mối quan hệ 1 – n: Thuộc tính khóa bên 1 làm khóa ngoại của bên nhiều.
  • Chuyển đổi mối quan hệ n – n: Thực thể chuyển thành quan hệ mới có khoá chính là 2 thuộc tính khóa của 2 quan hệ trở lên. Lúc này, thuộc tính mối kết hợp (nến có) sẽ trở thành thuộc tính của quan hệ mới.
  • Chuyển đổi mối quan hệ đa trị: Thực thể chuyển thành quan hệ mới với khóa chính có thuộc tính đa trị và thuộc tính khóa của thực thể. Sau khi đã chuyển thành quan hệ mới, thuộc tính đa trị sẽ tự động bị loại bỏ khỏi thực thể cũ.

Xem thêm các bài viết khác:

Các bước cách chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ

Các bước chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ
Các bước chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ

 

Quy trình chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ sẽ thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuyển đổi thực thể thành loại quan hệ tương ứng

Đầu tiên, chúng ta cần chuyển đổi 2 loại thực thể thành một loại thực thể bằng cách gom các thực thể trong mối quan hệ 1 – 1 lại với nhau. Với các mối quan hệ biểu thị ở dạng 1 – n thì ta lấy khóa thực thể của thực thể nhiều để chuyển thành khoá ngoài. Ngoài ra, các mối quan hệ ở dạng n – n sẽ được chuyển thành một loại quan hệ mới.

Bước 2: Kiểm tra dạng chuẩn của các quan hệ

Để hoàn thành việc chuyển đổi, chúng ta cần kiểm tra lại dạng chuẩn của các mối quan hệ vừa chuyển đổi ở bước 1 đã chính xác hay phù hợp chưa, đây là bước quyết định đảm bảo quy trình thực hiện tránh được các lỗi sai không mong muốn. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về mô hình ER, việc luyện tập thực tế thông qua các bài tập mô hình thực thể liên kết rất cần thiết.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo Dashboard trong Excel với 3 bước đơn giản.

Như vậy, bài viết đã giải thích cách chuyển mô hình ER sang mô hình quan hệ thực hiện như thế nào một cách đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, để đảm bảo quy trình chuyển đổi mô hình ER sang mô hình quan hệ trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất, Top20Review khuyến khích bạn nên trực tiếp tìm đến các chuyên gia DA nhiều kinh nghiệm tại Askany để được tư vấn toàn diện hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *