CPS Adwords là một khái niệm trong lĩnh vực Google Ads thường bị mọi người bỏ qua. Thực tế, đây là một chỉ số đo lường tính hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo trên Google, đặc biệt là đối với những kế hoạch quảng cáo bán hàng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Top20Review để khám phá chi tiết CPS là gì cùng với những thông tin quan trọng khác về chỉ số này.
Việc áp dụng CPS Adwords không hề đơn giản, bạn cần biết rõ cả ưu và nhược điểm khi sử dụng hình thức quảng cáo này. Để đảm bảo quảng cáo Googgle của mình đạt được hiệu quả tốt nhất, thu hút được khách hàng tiềm năng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, bạn nên trực tiếp tìm đến các khóa học Google Ads hoặc chuyên gia chạy Google Ads tại Askany, họ là những người có kinh nghiệm chuyên sâu và nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực này.
Mục lục
CPS Adwords là gì?
CPS là viết tắt của cụm từ Cost – Per – Sale, được hiểu là chi phí tính toán dựa trên một lượt mua hàng. Khi thiết lập CPS trong Adwords, người dùng cần thanh toán chi phí quảng cáo khi có khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo, sau đó thực hiện các yêu cầu để mua và nhận hàng.
CPS thường có chi phí cao hơn so với các chỉ số quan trọng trong Google Adwords được dùng để chạy quảng cáo khác, bởi vì đây là hình thức quảng cáo mà nhà quảng cáo chỉ phải thanh toán cho Google khi có khách hàng đặt mua sản phẩm của mình và thanh toán thành công. Đây được xem là một hình thức quảng cáo “đáng tiền” nếu mục tiêu chính của doanh nghiệp là tập trung gia tăng doanh số.
>> Xem thêm: Phân biệt SEO và Google Adwords chi tiết, giải đáp thắc mắc có nên kết hợp cả hai
Ưu và nhược điểm của CPS Adwords
Như đã đề cập ở trên, CPS Adwords được xem là cách chạy quảng cáo Google tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng có hai mặt ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm
Nhiều nhà quảng cáo đánh giá CPS là hình thức thanh toán mang lại lợi nhuận cao và độ rủi ro thấp, bởi họ chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo cho Google khi quá trình mua hàng của khách hàng hoàn tất. Chính vì vậy, CPS sẽ là một đề xuất đôi bên cùng có lợi cho cả nhà quảng cáo và Google.
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm, CPS cũng có một vài nhược điểm. Đầu tiên phải kể đến là chi phí CPS đắt hơn so với những hình thức quảng cáo khác của Google Adwords. Điều này là do bạn cần trả tiền cho cả quảng cáo của mình và tiền hoa hồng cho nhân viên bán hàng kiếm được. Ngoài ra, khi sử dụng CPS, nhà quảng cáo có thể phải đối mặt với những sai sót trong việc tính toán và trả thêm phí cho Google nếu hệ thống đo lường không chính xác, thậm chí đã có nhiều người hủy tài khoản google ads vì vấn đề này.
>> Xem thêm: Bảng giá quảng cáo trên Google Adwords của từng ngành hàng mới cập nhật chi tiết
Khi nào nên sử dụng CPS Adwords?
Hình thức quảng cáo CPS thường sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp có ngân sách Marketing lớn. Những doanh nghiệp này sẽ có khả năng tốt để đầu tư vào việc thực hiện chiến dịch quảng cáo theo mô hình CPS. Thông qua CPS Adwords, hình ảnh doanh nghiệp không chỉ trở nên phổ biến, mà còn xây dựng lòng tin từ phía khách hàng khi họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của mình. CPS còn là một phương tiện hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Bằng cách này, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng tiềm năng và tăng cường sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ là điều không hề khó khăn.
Hơn nữa, việc áp dụng mô hình CPS cũng mang lại cơ hội để tạo ra nguồn thu nhập ổn định theo kế hoạch, không chỉ trong phạm vi hàng tháng mà còn có thể mở rộng đến quý hoặc năm, thông qua việc triển khai chiến dịch quảng cáo thông minh dựa trên CPS. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán 1 click quảng cáo bao nhiêu tiền, từ đó tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch, mang lại giá trị lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp.
Bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng về CPS Adwords bao gồm định nghĩa, ưu – nhược điểm cùng với trường hợp nên áp dụng để đạt hiệu quả tối đa cho chiến dịch quảng cáo. Có thể thấy rằng, lựa chọn CPS quảng cáo Google tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng cơ bản mô hình cũng tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn muốn quảng cáo của mình trên Google tạo ra lợi nhuận mà vẫn có thể tối ưu được chi phí, thì hãy trực tiếp liên hệ với các chuyên gia chạy Google Ads dày dặn kinh nghiệm tại Askany để được tư vấn và cung cấp các thông tin quan trọng nhất về vấn đề này.