Bạn đang tìm cách viết đơn xin ly hôn? Hãy đọc bài viết sau bởi các chuyên gia luật sư hôn nhân gia đình ở Top20Review để họ hướng dẫn cho bạn đầy đủ quy trình ly hôn. Quy trình này bắt đầu từ việc viết đơn xin ly hôn cho tới khi ra tòa và hoàn thành thủ tục ly hôn, phân chia tài sản và quyền nuôi con.
Mục lục
Hướng dẫn thủ tục ly hôn
Ở Việt Nam, việc ly hôn sẽ chia ra làm hai trường hợp, đó là:
- Ly hôn đơn phương: Một người trong hai vợ chồng muốn ly hôn, bất kể người kia có đồng ý hay không.
- Ly hôn đồng thuận: Cả hai vợ chồng đều muốn ly hôn.
Trong cả hai trường hợp, quy trình, thủ tục ly hôn sẽ gần như tương đương. Đối với trường hợp ly hôn đơn phương, người muốn ly hôn sẽ làm đơn xin ly hôn, làm bộ hồ sơ ly hôn và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Còn trong trường hợp ly hôn đồng thuận, một trong hai vợ chồng sẽ đại diện làm đơn xin ly hôn và hai người đều ký vào, sau đó nộp hồ sơ ly hôn lên cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền ở đây là Tòa Án Nhân Dân cấp quận/huyện tại địa phương nơi hai vợ chồng cư trú.
Sau khi nộp đơn xin ly hôn ra Tòa (cả hai trường hợp đơn phương và đồng thuận), theo thủ tục, Tòa sẽ yêu cầu hai vợ chồng tự hòa giải nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân. Nếu giữa hai người xảy ra mâu thuẫn không thể hòa giải và không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân, Tòa sẽ đồng ý giải quyết yêu cầu xin ly hôn.
Cách viết đơn xin ly hôn
Đơn xin ly hôn là loại giấy tờ đầu tiên phải có trong bộ hồ sơ xin ly hôn. Cách viết đơn xin ly hôn thực ra rất đơn giản. Bạn có thể lên mạng internet để tìm mẫu đơn xin ly hôn để in ra và điền vào. Hoặc, bạn có thể tự viết đơn theo mẫu như sau:
Về cơ bản, đơn xin ly hôn sẽ bao gồm thông tin của cả hai vợ chồng (tên tuổi, địa chỉ, thông tin liên hệ…), thời gian kết hôn, lý do muốn ly hôn và thông tin con cái (nếu có).
Hồ sơ ly hôn bao gồm những gì?
Sau khi đã viết xong đơn xin ly hôn, tiếp theo bạn cần bổ sung đầy đủ bộ hồ sơ ly hôn theo đúng quy định pháp luật. Một bộ hồ sơ xin ly hôn bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Đơn xin ly hôn
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính. Vợ chồng đều có một bản chính sau khi đăng ký kết hôn.
- Giấy tờ tùy thân như CMND hoặc CCCD của một người (trong trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc cả hai (trong trường hợp ly hôn đồng thuận).
- Bản sao Sổ hộ khẩu.
- Bản sao Giấy khai sinh của con cái nếu có.
Trong trường hợp tranh chấp tài sản, bạn cần đính kèm thêm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản riêng của mình nhằm tránh bị bỏ vào tài sản chung. Các giấy tờ này có thể bổ sung sau ở bước tranh chấp phân chia tài sản sau ly hôn.
Tranh chấp tài sản, quyền nuôi con sau ly hôn
Việc phân chia tài sản, thỏa thuận quyền nuôi con là bước không thể thiếu khi thực hiện thủ tục ly hôn. Vậy tài sản chung sau ly hôn phân chia thế nào? Tòa Án sẽ cho phép hai vợ chồng tự thỏa thuận, phân chia tài sản chung với nhau và thỏa thuận quyền nuôi con. Chỉ khi hai bên không thể nào thỏa thuận, tìm được tiếng nói chung, Tòa án sẽ can thiệp và quyết định việc phân chia tài sản và chỉ định quyền nuôi con.
Đối với việc tranh chấp tài sản chung, Tòa sẽ chia ra theo lý là 50:50. Tuy vậy Tòa cũng sẽ xem xét công lao, mức độ thu nhập, gia cảnh, khả năng lao động của hai bên mà chia cho hợp lý.
Đối với quyền nuôi con sau ly hôn, Tòa sẽ quyết định dựa trên khả năng cung cấp giá trị vật chất và tinh thần cho con cái của cả hai vợ chồng. Quyết định của Tòa luôn đảm bảo con cái có được quyền lợi vật chất và tinh thần tốt nhất.
Kết luận
Trong bài viết này, các luật sư hôn nhân gia đình chuyên gia đã không chỉ hướng dẫn bạn biết cách viết đơn xin ly hôn mà còn giải thích ngắn gọn, xúc tích về quy trình, thủ tục ly hôn theo luật Hôn Nhân và Gia đình Việt Nam bản mới nhất. Với việc ly hôn, quy trình phức tạp nhất luôn ở bước tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Để đảm bảo quyền lợi tối đa cho bản thân, bạn nên có một luật sư cố vấn cho mình ở các bước này. Ứng dụng Askany là một nền tảng hoàn hảo dành cho những ai đang đi tìm luật sư chuyên gia cố vấn luật hôn nhân và gia đình. Chỉ cần lên ứng dụng và yêu cầu tư vấn là bạn sẽ có một cố vấn chuyên nghiệp riêng cho bản thân.