Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google từ A – Z hiệu quả cho người mới

cách chạy quảng cáo Google

Cách chạy quảng cáo Google như thế nào? Google Ads nổi tiếng là công cụ quảng cáo trực tuyến có khả năng tiếp cận người dùng tại đúng thời điểm mà họ đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ do bạn cung cấp. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ hướng dẫn bạn cách khởi chạy một mẫu quảng cáo Google tối ưu và hiệu quả nhất.

Để có thể chạy quảng cáo Google thành công, bạn không chỉ phải trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc, mà còn cần có kinh nghiệm dày dặn để xử lý các vấn đề liên quan như lập ngân sách hàng ngày, nhắm đối tượng mục tiêu, đặt giá thầu hợp lý,… Liên hệ ngay các chuyên gia Adwords tại Askany để được chỉ dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

Chạy Google Ads là gì?

Chạy Google Ads là gì?
Chạy Google Ads là gì?

Google Ads hay còn được biết là Google Adwords (tên gọi cũ) là một dịch vụ quảng cáo của Google, cho phép các doanh nghiệp hiển thị mẫu quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm, có thể ở đầu hoặc cuối trang. Quảng cáo Google Ads hoạt động theo hình thức trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, tức là sau khi cài đặt, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện nếu người dùng tìm kiếm cụm từ liên quan, tuy nhiên bạn chỉ bị tính phí chỉ khi người tìm kiếm nhấp chuột vào quảng cáo để đi đến trang web chính.

Lợi ích khi chạy Google Ads

Chạy quảng cáo Google thực tế mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp trong kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là quảng bá thương hiệu. Dưới đây là các lợi ích nổi bật của Google Ads mà bạn không nên bỏ qua:

  • Giúp nhà quảng cáo nhắm đối tượng mục tiêu chính xác.
  • Hiển thị quảng cáo trên nhiều nền tảng, chẳng hạn như trang kết quả tìm kiếm hoặc các website đối tác của Google.
  • Chi phí quảng cáo rõ ràng, minh bạch, chỉ tính khi có người nhấp chuột vào.
  • Theo dõi, đo lường dễ dàng hiệu suất quảng cáo bao gồm ngân sách, tiêu hao, lượt hiển thị, lượt click).

Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng quảng cáo Google cũng có những hạn chế nhất định, một trong số đó phải kể đến click ảo. Đây là vấn đề khá phổ biến, khi bạn chạy quảng cáo Google, các đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng click ảo để khiến bạn tiêu hao ngân sách một cách vô ích mà không tạo ra bất kỳ giá trị nào về chuyển đổi. Tham khảo bài viết Cách chặn click ảo trong Google Ads để tìm hiểu chi tiết hơn về lỗi này và cách khắc phục cụ thể nhất.

Các hình thức quảng cáo Google phổ biến

Google hiện cung cấp rất nhiều hình thức quảng cáo, bao gồm:

  • Quảng cáo tìm kiếm: Là quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
  • Quảng cáo hiển thị: Là quảng cáo xuất hiện trên các website đối tác của Google ở dạng văn bản, hình ảnh hoặc video.
  • Quảng cáo video: Là quảng cáo xuất hiện trên nền tảng Youtube ở dạng video hoặc văn bản.
  • Quảng cáo mua sắm: Là quảng cáo hiển thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Quảng cáo Google Maps: Là quảng cáo xuất hiện trên bản đồ Google Maps khi người dùng tìm kiếm các địa điểm liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Các bước chạy Google Ads cụ thể

Sau khi biết được Google Ads là gì, cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi triển khai loại quảng cáo này, Top20Review sẽ hướng dẫn bạn các bước chạy Google Ads cụ thể nhất.

Bước 1: Tạo tài khoản Google Ads

Tạo tài khoản Google Ads
Tạo tài khoản Google Ads

Đầu tiên, bạn truy cập vào website Google Ads và tiến hành đăng ký quảng cáo Google bằng Gmail của mình. Tiếp theo, bạn điền tất cả các thông tin cần thiết để tạo chiến dịch đầu tiên của mình. Nếu bạn đang sử dụng tài khoản quảng cáo của người quản lý, hãy tham khảo cách tạo tài khoản MCC Adwords 5 bước đơn giản của chúng tôi.

Bước 2: Thiết lập ngân sách

Xác định ngân sách là một trong những tác vụ rất quan trọng, nó sẽ đảm bảo bạn không bao giờ chi tiêu vượt quá giới hạn. Bạn cần nắm rõ số lượng người truy cập vào trang đích chuyển đổi thành khách hàng để tính được ngân sách hàng ngày. Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này, hãy bắt đầu từ những con số trung bình trước.

Bước 3: Nhắm đối tượng mục tiêu

Nhắm đối tượng mục tiêu
Nhắm đối tượng mục tiêu

Cách tốt nhất để nhắm đối tượng mục tiêu chính xác là lựa chọn vị trí địa lý cụ thể của họ. Điều này giúp quảng cáo của bạn được hiển thị đến người dùng tìm kiếm ở vị trí đó một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn đang kinh doanh nhà hàng và muốn hướng tới đối tượng khách hàng là các thành phố lớn thì bạn có thể lựa chọn vị trí mà khách hàng có thể nhìn thấy quảng cáo của mình là TP.HCM hoặc Hà Nội. Hơn nữa, bằng cách sử dụng tìm kiếm nâng cao, bạn còn có quyền truy cập vào phần Nhắm mục tiêu theo bán kính để lựa chọn cự ly phù hợp với đối tượng khách hàng mà nhà hàng đang hướng đến.

Bước 4: Chọn mạng lưới quảng cáo

Ở bước này, bạn cần lựa chọn mạng lưới hiển thị cho quảng cáo Google của mình. Bao gồm:

  • Mạng lưới tìm kiếm sẽ đưa quảng cáo của bạn lên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Mạng lưới hiển thị sẽ đưa quảng cáo của bạn lên các trang web đối tác của Google.

Với những người mới bắt đầu làm quen với ngành quảng cáo trực tuyến, mạng lưới tìm kiếm sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi vì nó có thể hiển thị quảng cáo của bạn đến những người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp. Mặc khác, quảng cáo hiển thị chỉ thật sự hiệu quả trong chiến dịch marketing thương hiệu và chúng không định hướng cho những truy vấn nhất định.

Bước 5: Chọn từ khóa

Chọn từ khóa
Chọn từ khóa

Từ khoá là từ hoặc cụm từ được người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm của Google để truy vấn các sản phẩm/ dịch vụ mà họ quan tâm. Để kích hoạt quảng cáo xuất hiện trên trang SERPs, hệ thống Google Ads cho phép các nhà quảng cáo chọn từ 15 đến 20 từ khoá. Và bạn cần đặt mình vào vị trí khách hàng nhằm lựa chọn đúng các từ khoá mang lại kết quả cao hơn cho chiến dịch. 

Ngoài ra, như đã đề cập, Google Ads hoạt động dưới hình thức đấu giá, từ khoá có lượng tìm kiếm cao thì thường phải chi trả một khoản phí cao và chi phí này cũng sẽ giảm dần cho các thứ hạng từ khóa đó. Do đó, bạn cần phải cân nhắc nên lựa chọn nhiều từ khóa hay từ khoá có số lượng tìm kiếm cao.

Trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chọn từ khoá tối ưu chi phí, tham khảo ngay bài viết nghiên cứu từ khóa Google Ads do các chuyên gia hàng đầu chia sẻ.

Bước 6: Đặt giá thầu

Google Ads là một công cụ quảng cáo sử dụng mô hình đấu giá từ khóa. Tiền đấu giá là số tiền mà bạn phải trả cho Google khi có người nhấp vào quảng cáo của mình. Hiểu đơn giản là bạn và đối thủ cùng cạnh tranh một mặt hàng, khi đấu thầu cho một từ khóa liên quan, bạn chi trả càng nhiều tiền thì quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ được hiển thị ở vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Ở bước này, bạn sẽ được cung cấp 2 lựa chọn là tự đặt giá thầu và Google đặt giá thầu. Lựa chọn tự đặt giá thầu sẽ phù hợp với người đã có kinh nghiệm hơn, nhưng nếu bạn là newbie, hãy chọn Google tự đặt giá thầu cho đến khi đã quen thuộc với hệ thống này.

Bước 7: Viết quảng cáo

Viết quảng cáo
Viết quảng cáo

Nội dung quảng cáo góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn cần viết những thông tin chân thực về sản phẩm nhưng cũng phải đảm bảo thuyết phục người dùng nhấp vào quảng cáo của mình.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ cách chạy quảng cáo Google cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu quá trình triển khai chiến dịch gặp khó khăn hoặc bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt lịch tư vấn với các chuyên gia Google Ads hàng đầu tại Askany để được chia sẻ kinh nghiệm cũng như được đào tạo Google Ads một cách chuyên sâu nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *