Các thành phần của test case là gì? Bạn có biết tầm quan trọng của test case, và các thành phần của test case không? Nếu bạn đang tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn đã đến đúng nơi. Trong bài viết này, Top20review sẽ cùng bạn tìm hiểu về các thành phần của test case, một trong những bước quan trọng trước khi đưa phần mềm vào sử dụng.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan test case hoặc cần một người kinh nghiệm chỉ bạn cách viết test case sao cho chuyên nghiệp và tối ưu. Vậy hãy tải ứng dụng Askany để được hỏi đáp 1:1 với các chuyên gia BA hàng đầu bạn nhé.
Mục lục
Test case là gì?
Test case là một phương pháp kiểm tra xem sản phẩm phần mềm đó trên thực tế có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra hay không, và đảm bảo rằng không có lỗi hay khiếm khuyết. Test case được xem là một trong những bước quan trọng trước khi đưa phần mềm vào sử dụng. Cần hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm thử đối với mỗi công ty phát triển phát mềm. Với kiểm thử phần mềm, nếu có bất kỳ lỗi nào, nó có thể được xác định sớm và giải quyết trước khi giao sản phẩm. Chính vì vậy, việc viết test case là một kỹ năng cần thiết cho mọi tester.
Test case hiểu đơn giản là tài liệu dùng để mô tả: Dữ liệu đầu vào (Input) – Hành động (Active) – Kết quả mong đợi (Expected response) để xác định một chức năng của ứng dụng phần mềm hoạt động đúng hay không. Test case thường được tester viết trên Excel hoặc Google Sheet. Một test case có thể có các phần đặc thù khác nhau như mã test case, tên test case, mục tiêu test, các điều kiện test, các yêu cầu data input, các bước thực hiện và các kết quả mong đợi. Mức chi tiết test case dựa vào ngữ cảnh của dự án và quy mô của công ty sản xuất phần mềm.
Các thành phần của test case
Các thành phần của test case là gì? Dù test case được trình bày theo dạng nào, thì thành phần chính của test case cũng bao gồm các thông tin sau:
- Test case ID: Để dễ dàng xác định và phân biệt test case với nhau
- Test summary: Để mô tả tóm tắt trường hợp cần kiểm thử. Còn gọi là test objective.
- Test precondition: Điều kiện tiên quyết, điều kiện cần để test case này chạy được
- Test steps: Các bước thực hiện test case
- Expected result: Kết quả mong đợi, điều bạn muốn chương trình/màn hình/API/… đó thực hiện, thường dựa vào tài liệu mô tả để xác định kết quả mong đợi này.
- Test result: Ghi kết quả của test case, thường là OK (đạt), và NG (không đạt)
Ngoài ra còn có các thông tin khác giúp mình quản lý test case tốt hơn, giúp mình biết được test case này là viết cho yêu cầu nào, user story nào,… thì mình sẽ thêm cột Test requirement,… để quản lý. Xem thêm Cấu trúc test case ở đây nhé.
Xem thêm: Công cụ vẽ sơ đồ online dành cho BA
Test case mẫu
Sau khi biết được các thành phần của test case thì đây là Một ví dụ test case mẫu trình bày bằng MS Excel
Test case ID | Test summary | Test precondition | Test steps | Expected result | Test result |
TC01 | Check nhập ký tự đặc biệt vào field “Password” | Có tài khoản đăng nhập hợp lệ | 1. Nhập username = ITNavi <br> 2. Nhập password = @#$%^&* <br> 3. Click button [Login] | Đăng nhập không thành công – Hệ thống báo lỗi khi nhập quá ký tự cho phép vào field “Password” | OK |
Quy trình viết test case
Sau khi biết được các thành phần của test case, dưới đây là hướng dẫn quy trình viết cơ bản cho bạn. Tuỳ vào loại test case, mức kiểm thử, hoặc chương trình bạn đang viết test case thì sẽ có các bước, trình tự khác nhau để viết test case, nhưng nhìn chung thì quy trình viết test case sẽ gồm các bước cơ bản sau:
Tìm hiểu hệ thống cần kiểm thử: Bước này yêu cầu bạn đọc và hiểu các tài liệu mô tả yêu cầu, chức năng, kiến trúc và thiết kế của hệ thống phần mềm. Bạn cũng cần sử dụng thử các phiên bản hiện có hoặc tương tự của hệ thống, để nắm bắt được các tính năng, giao diện, luồng công việc và kỳ vọng của khách hàng. Bạn cũng cần xác định phạm vi, mức độ và tiêu chí kiểm thử cho hệ thống.
Viết test case: Bước này yêu cầu bạn tạo ra các tài liệu mô tả các trường hợp cần kiểm thử, bao gồm các thông tin như mã test case, mục tiêu test, điều kiện tiên quyết, các bước thực hiện, kết quả mong đợi và kết quả thực tế. Bạn cần viết test case một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và dễ hiểu. Bạn cũng cần áp dụng các kỹ thuật thiết kế test case như hộp trắng, hộp đen, hộp xám, v.v. để đảm bảo độ bao phủ và hiệu quả của test case
Sắp xếp test case: Bước này yêu cầu bạn sắp xếp test case theo một thứ tự hợp lý, dựa trên các tiêu chí như ưu tiên, phụ thuộc, tần suất, v.v. Bạn cũng cần phân bổ test case cho các tester phù hợp, lập lịch thực hiện test case và theo dõi tiến độ của test case. Bạn cũng cần sử dụng các công cụ quản lý test case như Excel, Google Sheets, TestLink, TestRail, v.v. để lưu trữ, quản lý và báo cáo test case một cách hiệu quả.
Đó là một số thông tin trả lời cho câu hỏi các thành phần của test case. Nếu muốn tìm hiểu hoặc hướng dẫn thực hành các bước trong quy trình viết test case, bạn có thể tải ứng dụng Askany để tham gia khóa đào tạo BA 1:1 hoặc nhờ chuyên gia hỗ trợ trực tiếp cho dự án của mình.