CPC và CPM là gì? Trong bối cảnh ngành quảng cáo phát triển mạnh mẽ như hiện nay, không ít cá nhân và doanh nghiệp phân vân nên chọn hình thức quảng cáo nào để mang lại nhiều lợi nhuận. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ giới thiệu đến bạn hai dạng quảng cáo phổ biến là CPC và CPM, đồng thời phân tích chi tiết ưu nhược điểm của chúng giúp đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Sau khi biết CPC và CPM là gì, việc lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp luôn là điều khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu bởi bạn cần xác định chính xác tệp khách hàng mục tiêu, giá trị sản phẩm/ dịch vụ và sức ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường hiện tại,… Giải pháp đặt ra là hãy liên hệ ngay các chuyên gia Adwords tại Askany để được tư vấn cấp tốc, hiệu quả hơn.
Mục lục
Tổng quan về CPC
CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo tính tiền dựa theo lượt nhấp chuột của người dùng. Hiểu đơn giản là nếu mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện trước mắt người dùng và chỉ khi họ nhấp chuột vào quảng cáo đó để dẫn về trang đích thì bạn mới phải trả phí.
Về cơ bản, Google là đơn vị duy nhất cung cấp quảng cáo CPC tại thị trường Việt Nam, nhưng thực tế Cốc Cốc và Zalo cũng phát triển hình thức quảng cáo này bằng cách sử dụng mã nguồn mở của Google. Vậy nên, chỉ có thể coi họ như một đại lý của Google tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Giá 1 click quảng cáo bao nhiêu tiền cụ thể là bao nhiêu?
Ưu nhược điểm của CPC
CPC được đánh giá là hình thức quảng cáo mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội, cụ thể bao gồm:
- CPC là mô hình quảng cáo chỉ tính phí khi có khách hàng click vào quảng cáo, điều này đảm bảo việc khách hàng sẽ tiếp cận được với quảng cáo của bạn, đồng thời gia tăng tỷ lệ chốt đơn tốt hơn.
- CPC giúp thu gọn tệp khách hàng mục tiêu, nhờ đó bạn sẽ tối ưu hoá được chi phí tiếp cận khách hàng. Bởi nếu khách hàng không có nhu cầu thì họ sẽ không bao giờ click vào mẫu quảng cáo của bạn.
- CPC tiếp cận trực tiếp với khách hàng đã có nhu cầu sẵn nên dễ dàng thúc đẩy họ thực hiện hành động chuyển đổi, từ đó mang lại hiệu quả quảng cáo tốt hơn.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm như vậy, nhưng hình thức quảng cáo CPC vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như sau:
- Sử dụng CPC rất dễ gặp tình trạng click tặc, bởi đây là hình thức quảng cáo tính tiền dựa trên những lượt click của khách hàng. Vậy nên, bạn có thể bị đối thủ “chơi xấu” bằng cách click vào mẫu quảng cáo khiến mình bị tiêu tốn chi phí vô ích mà không có bất kỳ lượt chuyển đổi nào. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể tham khảo thêm cách chặn click ảo trong Google Ads.
- Những người cung cấp Google Adsense sẽ lợi dụng CPC để kiếm lợi nhuận thông qua việc click vào banner quảng cáo của bạn bằng mọi cách, kể cả là dùng công cụ.
- Muốn quảng cáo CPC đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần có landing page, điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư nội dung chất lượng, cũng như tối ưu hoá giao diện và tốc độ tải trang.
- So với CPM, số lượt tiếp cận của quảng cáo CPC sẽ ít hơn, bởi vì mô hình này chỉ tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Đây chính là lý do khiến nó trở nên tốn kém mà không đạt được hiệu quả tiếp cận như mong đợi.
- Vì chỉ tiếp cận được với một nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng, nên doanh nghiệp có thể sẽ khó tăng trưởng doanh thu.
Tổng quan về CPM
CPM là gì?
CPM (Cost Per Mile) là một hình thức quảng cáo cơ bản để chỉ chi phí mà nhà quảng cáo cần thanh toán cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Khi sử dụng mô hình này trong quá trình khởi tạo cách chạy quảng cáo Google, người dùng sẽ phải đặt giá thầu cho 1000 lần quảng cáo xuất hiện tại những vị trí mà khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy. Khác với CPC, khi mẫu quảng cáo của bạn hiển thị trước mắt khách hàng thì CPM sẽ tính là 1 lần hay còn gọi là 1 lượt xem.
Ưu nhược điểm của CPM
Quảng cáo CPM được nhiều chuyên gia dạy quảng cáo Google ưa chuộng nhờ vào các ưu điểm như sau:
- CPM rất dễ sử dụng, cho dù bạn không phải là một người có kinh nghiệm chuyên môn trong ngành marketing. Việc của bạn là chỉ cần đăng ký đặt quảng cáo, các công việc khác như tìm kiếm website quảng cáo, thống kê thu nhập hay thanh toán tiền đều sẽ do hệ thống điều hành.
- CPM có thể đặt tại bất kỳ trang web hay blog nào có trên thị trường hiện nay.
Tương tự như CPC, quảng cáo CPM cũng có những mặt hạn chế chưa được khắc phục, bao gồm:
- CPM là hình thức quảng cáo tính tiền theo lượt hiển thị, do đó nếu quảng cáo xuất hiện tại các website hay blog có ít lượt truy cập thì chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả, cũng như làm giảm mức độ tiếp cận với khách hàng.
- CPM chỉ cho phép bạn hiển thị quảng cáo mà không thể biết được khách hàng có vào xem quảng cáo hay không, điều này dẫn đến bất cập là khách hàng không xem quảng cáo nhưng chỉ cần hiển thị thì bạn vẫn sẽ bị tính phí.
Nên chọn quảng cáo CPC hay CPM?
Qua những phân tích ưu nhược điểm của quảng cáo CPC và CPM nêu trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn mô hình nào phù hợp sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo những điều sau đây để củng cố lại quyết định của mình tốt hơn:
- Nếu doanh nghiệp của bạn cần doanh số để duy trì dòng tiền nuôi sống hoạt động sản xuất và kinh doanh thì quảng cáo CPC là lựa chọn rất thích hợp.
- Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tăng lượt tiếp cận và giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới đến khách hàng thì quảng cáo CPM sẽ thích hợp hơn.
- Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tỷ lệ chuyển đổi biến người dùng thành khách hàng tiềm năng thì hãy chọn quảng cáo CPC.
- Nếu doanh nghiệp có một sản phẩm/ dịch vụ xu hướng có khả năng tạo sự bùng nổ về doanh số thì quảng cáo CPM sẽ giúp tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng và nhanh chóng cải thiện doanh thu.
Để mở rộng thêm kiến thức về Google Adwords, bạn có thể tham khảo ưu nhược điểm của các chỉ số CPM CPC CPA.
Như vậy, bài viết trên đã giải thích CPC và CPM là gì, cùng với đó là phân tích ưu nhược điểm của chúng để bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho chiến lược quảng cáo của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, những gì nêu trong bài viết chỉ là lý thuyết, khi tiến hành thực tế sẽ có rất nhiều phát sinh gây trở ngại. Do đó, để đảm bảo được hệ thống Google xác minh tài khoản google ads và triển khai các hình thức quảng cáo hiệu quả tối ưu, bạn hãy tìm đến các chuyên gia Google Adwords đầu ngành tại ứng dụng Askany, họ luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.