GIẢI ĐÁP NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN Ở VIỆT NAM

nhung truong hop khong duoc don phuong ly hon

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có quy định rõ về những trường hợp không được đơn phương ly hôn. Nếu bạn đang có ý định ly hôn đơn phương, hãy xem những trường hợp được các chuyên gia luật pháp ở Top20Review chỉ ra trong bài viết dưới đây để biết mình đang có phạm phải đúng không.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ở Việt Nam, việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân được chia thành hai trường hợp là ly hôn đơn phương và ly hôn đồng thuận. Như cái tên đã gợi ý, ly hôn đơn phương là khi chỉ một người trong hai vợ chồng muốn ly hôn, còn ly hôn đồng thuận là cả hai người đều muốn vậy.

truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon

Ly hôn đồng thuận sẽ ít hạn chế và quy định hơn ly hôn đơn phương vì cả hai người đều đi đến quyết định này. Những trường hợp nào được phép ly hôn đơn phương đã được pháp luật quy định rõ.

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn?

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể về những trường hợp không được đơn phương ly hôn, trong đó chia rõ các trường hợp chồng và vợ.

Về phía người chồng, họ không được phép đơn phương yêu cầu ly hôn nếu người vợ đang mang thai hoặc có con dưới một tuổi. Quy định này cũng áp dụng cho các trường hợp mang thai hộ. Nếu người vợ đang mang thai hộ người khác thì người chồng không được phép đơn phương yêu cầu ly hôn. Nếu hai vợ chồng nhờ người khác mang thai hộ, lúc này người chồng sẽ có quyền đơn phương ly hôn. Nếu hai người nhận con nuôi và đứa trẻ dưới một tuổi, người chồng không được phép đơn phương yêu cầu ly hôn.

Quyền ly hôn của người vợ sẽ ít bị hạn chế hơn. Trong trường hợp đang mang thai hoặc nuôi con dưới một tuổi, người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Còn lại, những trường hợp không được đơn phương ly hôn áp dụng cho cả hai vợ chồng bao gồm việc không có bằng chứng về hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyền và nghĩa vụ của hai người hoặc các hành vi khiến cho cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài và hàn gắn.

nhung-truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon

Nói một cách đơn giản, nếu muốn đơn phương ly hôn, bạn cần cung cấp bằng chứng cho thấy cuộc hôn nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc vi phạm pháp luật.

Thủ tục ly hôn đơn phương

Nếu không rơi vào những trường hợp không được đơn phương ly hôn, bạn có thể bắt đầu thủ tục ly hôn đơn phương theo các bước sau:

Bước 1: làm bộ hồ sơ xin ly hôn, bao gồm đơn xin ly hôn và các giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh con cái nếu có. 

Bước 2: nộp hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp quận hoặc huyện.

Bước 3: tòa tiến hành hòa giải. Nếu không thể hòa giải, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn, chia tài sản và quyết định quyền nuôi con nếu có.

Ở bước 3, bạn sẽ ra tòa để tranh chấp giành quyền nuôi con và tài sản chung (trong trường hợp hai người không thể tự thỏa thuận). Đây là bước rất quan trọng nên bạn cần có một luật sư hôn nhân gia đình cố vấn bên mình. Nếu không biết tìm luật sư cố vấn ở đâu, hãy sử dụng ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng giúp bạn dễ dàng đặt lịch tư vấn, tham khảo cố vấn với các luật sư Hôn nhân và Gia đình hàng đầu hiện nay.

Kết luận

Bài viết trên đã chỉ rõ cho bạn những trường hợp không được đơn phương ly hôn ở Việt Nam hiện nay. Nếu cần thêm tư vấn luật hôn nhân gia đình trong quá trình ly hôn, bạn hãy sử dụng ứng dụng Askany để có thể kết nối ngay lập tức với một luật sư chuyên về luật hôn nhân và gia đình. Thông tin ở bài viết này được tham khảo, cố vấn bởi chính các cố vấn pháp lý chuyên nghiệp trên ứng dụng Askany.