Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán

New Project 56

Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán sau đây sẽ là giải thích các thuật ngữ và ký hiệu có trên bảng giá chứng khoán. Hiểu được ý nghĩa của chúng là nhà đầu tư đã có thể xem bảng giá chứng khoán một cách dễ dàng. Hãy cùng Top20Review tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé. 

1. Ký hiệu mã chứng khoán (Mã CK)

xem bảng giá chứng khoán

Muốn xem bảng giá chứng khoán thì bạn cần chú ý đến danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết chứng khoán trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, thường là viết tắt tên riêng công ty. 

Biết cách xem bảng giá chứng khoán chưa đủ, bạn cần phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đầu tư, chẳng hạn như:

Hoặc bạn có thể liên hệ với các chuyên gia chứng khoán số 1 tại Ask Any để có một cố vấn ở bên hỗ trợ và tư vấn chi tiết 1:1 cho bạn những vấn đề đầu tư. 

2. Xem bảng giá chứng khoán theo giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất 

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu sẽ  được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn và có màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn giao dịch UPCOM, Giá tham chiếu được xác định là Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Xem bảng giá chứng khoán theo Giá trần (Trần) hay Giá tím

Với mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần là mức giá mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này sẽ được thể hiện bằng màu tím trên bảng giá chứng khoán.

  • Sàn HOSE có mức giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX có mức giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân ở các phiên giao dịch liền trước.

4. Xem bảng giá chứng khoán theo giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn là mức giá mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Và mức giá này sẽ được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE có mức giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX có mức giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với mức giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

5. Giá xanh trên bảng chứng khoán là gì?  

Khi xem bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư sẽ thấy giá xanh. Đây chính là mức giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ trên bảng giá chứng khoán là gì?

Khi xem bảng giá chứng khoán, giá đỏ chính là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Xem bảng giá chứng khoán với tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Xem bảng giá chứng khoán cần chú ý tổng khối lượng khớp lệnh. Đây là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch và cột này sẽ cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Xem bảng giá chứng khoán Khớp lệnh

Xem bảng giá chứng khoán theo khớp lệnh là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Nhà đầu tư có thể không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán sẽ chấp nhận bán thẳng với mức giá mà bên mua đang chờ mua (không cần rao bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột khớp lệnh này sẽ gồm các yếu tố:

  • Cột “Giá” sẽ là mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp) chính là khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “Tổng KL” sẽ cho nhà đầu tư biết được tổng khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu này từ lúc thị trường mở cửa là bao nhiêu.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá) là mức thay đổi giá tăng giảm với giá tham chiếu.
  • Cột “%” là tỷ lệ phần trăm của giá thay đổi so với giá tham chiếu.

Xem bảng giá chứng khoán còn một số yếu tố bạn cần chú ý nhưng một bài viết ngắn không thể nói hết. Vì thế hãy để những mentor chứng khoán hàng đầu của Askany hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn nhé.