Thực tế, ly hôn đơn phương vắng mặt là một dạng ly hôn rất hay gặp ở Việt Nam. Nếu đang muốn tìm hiểu về thủ tục này, bạn hãy đọc bài viết dưới đây. Các chuyên gia pháp lý tư vấn về luật hôn nhân và gia đình sẽ giải thích rõ cho bạn quy định và các bước của thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt.
Mục lục
Ly hôn đơn phương vắng mặt là gì?
Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ một trong hai vợ chồng muốn kết thúc mối quan hệ hôn nhân. Đây là trường hợp đối lập với ly hôn đồng thuận, khi mà cả hai vợ chồng đều muốn kết thúc mối quan hệ hôn nhân.
Ly hôn đơn phương vắng mặt là một trường hợp đặc biệt của ly hôn đơn phương. Đó là khi một trong hai vợ chồng không có mặt tại phiên tòa giải quyết thủ tục ly hôn. Trường hợp này đã được quy định rõ trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Các trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt
Vắng mặt ở nơi cư trú
Trường hợp phổ biến nhất của ly hôn đơn phương vắng mặt là khi một trong hai vợ/chồng không có mặt tại nơi cư trú. Đó là các trường hợp bạn không biết nơi thường trú hoặc tạm trú của vợ/chồng mình hoặc biết nhưng không tìm được vợ/chồng mình. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp quận hoặc huyện nơi vợ/chồng bạn đang sinh sống. Ngoài ra, bạn cần có giấy xác nhận vắng mặt của vợ/chồng từ công an xã hoặc phường ở nơi cư trú của vợ/chồng bạn.
Ly hôn với người nước ngoài
Một trường hợp phổ biến khác của việc ly hôn đơn phương vắng mặt là do kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp bạn kết hôn ở Việt Nam, bạn vẫn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương vắng mặt tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố.
Trong trường hợp bạn kết hôn ở nước ngoài nhưng muốn thực hiện thủ tục ly hôn ở Việt Nam, bạn phải ra Lãnh sự quán để hợp thức hóa giấy đăng ký kết hôn nước ngoài của bạn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký ở Sở Tư pháp. Sau đó, bạn mới có thể nộp đơn xin ly hôn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành được.
Vắng mặt vì lý do bất khả kháng
Trong các trường hợp không thể có mặt tại tòa vì các lý do bất khả kháng như ốm đau, tai nạn, bệnh tật… Tòa sẽ tiến hành hoãn phiên tòa. Sau khi triệu tập lần hai mà vẫn không có mặt vì lý do bất khả kháng, tòa sẽ tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương.
Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt
Thủ tục xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt gần như tương tự thủ tục ly hôn đơn phương bình thường. Đầu tiên tòa sẽ tiến hành hòa giải. Vì một bên vắng mặt, tòa xét tuyên bố là hòa giải không thành công và bắt đầu thủ tục ly hôn. Tòa tiến hành phân chia tài sản và quyền nuôi con. Sau khi đã hoàn tất những việc trên, tòa sẽ phát giấy quyết định ly hôn cho hai bên đương sự. Lúc này, việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân giữa hai người chính thức có hiệu lực.
Kết luận
Qua bài viết trên, bạn đã biết được các điều kiện để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt. Nếu vẫn còn gặp vướng mắc gì về các thủ tục ly hôn, cả đơn phương lẫn đồng thuận, bạn hãy sử dụng ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng giúp chúng ta kết nối với những chuyên gia tư vấn luật hôn nhân và gia đình hàng đầu hiện nay.