Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán cơ bản là kiến thức tất cả các nhà đầu tư cần biết khi tham gia thị trường. Những chỉ báo kỹ thuật này chính là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm mua bán có thể tối đa hóa lợi nhuận. Vậy những chỉ báo kỹ thuật chứng khoán đó là gì? Tại sao biết áp dụng chúng là có được cách đầu tư chứng khoán hiệu quả là gì? Hãy cùng Top20Review tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
Mức hỗ trợ và kháng cự
Mức hỗ trợ và kháng cự chính là các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần biết khi tham gia đầu tư. Hỗ trợ là mức giá mà tại đó giá của cổ phiếu được kỳ vọng là bắt đầu cho thời kỳ tăng giá sau khi đã giảm một thời gian. Khi ở vùng gần hỗ trợ thì nhiều người cho rằng cổ phiếu đã chạm giá sàn nên lực mua sẽ tăng cao dần. Tùy vào hỗ trợ ngắn hay dài hạn sẽ có khả năng bắt đáy cao. Vì thế nếu mua cổ phiếu được trong khoảng này thì có thể thu được lợi nhuận cao.
Ngược lại với hỗ trợ thì mức kháng cự chính là mức giá mà tại đó xu hướng giá tăng sẽ được cho là sẽ kết thúc và bắt đầu chu kỳ giảm giá của cổ phiếu. Khi ở gần vùng kháng cự thì lực bán sẽ tăng cao theo từng phiên bởi người bán cho rằng giá cổ phiếu sẽ giảm nếu ở gần mức kháng cự.
Đường trung bình động đơn giản (SMA)
Đường trung bình động đơn giản SMA chính là đường được tính bằng trung bình cộng của các mức giá đóng cửa các phiên giao dịch theo thời gian được chọn như 10, 20, 50, 100 phiên,… Những con số trên sẽ được chọn để thể hiện ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào người dùng các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán chọn.
Chỉ báo này nếu nằm trong giai đoạn càng lớn như SMA 50, 100, 200 thì sẽ càng thể hiện tính dài hạn của nó. Ngược lại, nếu thời gian càng ngắn thì sẽ càng thể hiện sự ngắn hạn (5,10, 20,..)
VD: Đường SMA 10 sẽ được tạo nên bởi trung bình cộng giá của các loại nến trong chứng khoán trong 10 phiên gần nhất tạo nên các điểm, nối chúng lại sẽ có đường SMA 10.
Xem thêm:
Chỉ báo chứng khoán Bollinger Bands
Bollinger Bands là một trong các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán phổ biến nhất. Nó được kết hợp bởi 3 yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là đường SMA 20 nằm ở giữa đóng vai trò là điểm giữa của hai dải bands – cũng chính là 2 yếu tố còn lại của chỉ báo này.
Hai dải bands trên và dưới sẽ được hình thành theo công thức:
[SMA 20 + (-) 2 x Độ lệch chuẩn 20 nến giá]
Trong đó, độ lệch chuẩn phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị tại thời điểm được dùng để đánh giá với giá trị trung bình của cổ phiếu.
Chỉ số chứng khoán sức mạnh tương đối (RSI)
RSI là một trong các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất. Nó được dùng để so sánh sự tương quan giữa số ngày cổ phiếu tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu dao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số chứng khoán RSI có ý nghĩa trong việc xác định những dấu hiệu xem cổ phiếu tăng hay giảm. Dựa vào chỉ số này mà mỗi nhà đầu tư sẽ cân nhắc thay đổi ngưỡng quá mua và ngưỡng quá bán đó dựa trên xu thế lúc đó của thị trường.
Chỉ số đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
MACD là từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một loại chỉ báo chứng khoán được tạo ra vào năm 1979 bởi nhà phát minh Gerald Appel.
Chỉ báo MACD này sẽ gồm có:
- Đường MACD = EMA (12) – EMA (26) (đường màu xanh)
- Đường Signal: Đây chính là đường EMA (9) của đường MACD (đường màu vàng)
- Histogram = Đường MACD – Đường Signal (các cột xanh và đỏ trên, dưới đường MACD)
Kết luận
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn kiến thức tổng quát về các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán phổ biến nhất hiện nay. Các chỉ báo này sẽ giúp bạn nắm bắt thị trường dễ hơn và xác định được thời điểm mua bán lý tưởng. Tuy nhiên để có thể hiểu được hết ý nghĩa và cách áp dụng các chỉ báo này vào đầu tư thì bạn hãy liên hệ ngay đến với mentor chứng khoán số 1 tại Askany để được tư vấn ngay.