Bệnh Rối Loạn Hoảng Sợ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

roi loan hoang so

Tuy là một chứng bệnh hiếm gặp nhưng rối loạn hoảng sợ vẫn được rất nhiều phụ huynh quan tâm vì chứng bệnh này có thể ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới đời sống sức khỏe tinh thần và việc học tập của trẻ. Vậy bệnh rối loạn hoảng sợ là gì? Triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cùng các chuyên gia về tâm lý trẻ em trong bài viết dưới đây.

Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ bắt đầu từ những cơn hoảng loạn. Một cơn hoảng loạn là khi người ta có cảm giác sợ hãi đột ngột, ngắn ngủi và phản ứng thể chất rất mạnh mẽ để đối phó với các tình huống khá bình thường hay thậm chí không có gì nguy hiểm. Khi lên cơn hoảng loạn, người đó có thể đổ nhiều mồ hôi, khó thở và cảm thấy tim đập loạn nhịp. Thậm chí họ có thể cảm thấy như thể mình đang bị đau tim.

roi-loan-hoang-so

Chứng rối loạn hoảng sợ có thể phát triển khi bạn lo lắng quá nhiều về việc sẽ có một cơn hoảng sợ khác hoặc thay đổi hành vi để tránh bị cơn hoảng sợ.

Điều gì gây ra rối loạn hoảng sợ?

Các chuyên gia hiện vẫn không biết tại sao một số người trải qua các cơn hoảng loạn hoặc phát triển chứng rối loạn hoảng sợ. Bộ não và hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta nhận thức và xử lý nỗi sợ hãi và lo lắng. Những người có nguy cơ bị rối loạn hoảng sợ thường có:

  • Tiền sử gia đình: Những ai có người thân bị rối loạn hoảng sợ thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần khác dễ bị hoảng loạn hơn.
  • Vấn đề lạm dụng chất gây nghiện: Nghiện rượu và nghiện ma túy có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các cơn hoảng loạn.

Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ là gì?

Các cơn hoảng loạn sẽ thường xảy ra đột ngột và không có gì cảnh báo trước. Không có cách nào để ngăn chặn cơn hoảng loạn sau khi nó bắt đầu. Các triệu chứng thường lên đến đỉnh điểm trong vòng 10 phút sau khi bắt đầu. Chúng sẽ biến mất ngay sau đó. Dấu hiệu của chứng rối loạn hoảng sợ có thể bao gồm:

  • Tức ngực.
  • Ớn lạnh.
  • Cảm giác khó thở hoặc ngạt thở.
  • Sợ hãi mất kiểm soát.
  • Cảm giác như mình sắp chết.
  • Buồn nôn.
  • Tim đập nhanh dần.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ngứa hoặc tê ngón tay hoặc ngón chân.
  • Run rẩy.

Rối loạn hoảng sợ chữa được không?

Liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc thường rất hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn hoảng loạn. Việc cần điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và mức độ đáp ứng của bạn với cách điều trị.

chung-roi-loan-hoang-so

Liệu pháp hành vi nhận thức dành cho chứng rối loạn hoảng sợ là một liệu pháp trò chuyện. Bạn thảo luận những suy nghĩ và cảm xúc của mình với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên gia này giúp xác định các tác nhân gây ra cơn hoảng loạn để bạn có thể thay đổi suy nghĩ, hành vi và phản ứng của mình. Khi bạn bắt đầu phản ứng khác đi với các yếu tố kích hoạt, các cuộc hoảng loạn sẽ giảm dần và cuối cùng dừng lại.

Xem thêm:

Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng rối loạn hoảng sợ, bao gồm nguyên do, triệu chứng và cách chữa trị. Để tìm đến các chuyên gia tâm lý về chứng bệnh này ở Việt Nam, các bạn có thể sử dụng ứng dụng Askany. Đây là một ứng dụng có thể giúp bạn liên hệ, tham vấn với các chuyên gia hàng đầu về bệnh rối loạn hoảng sợ một cách dễ dàng và nhanh chóng.