Có thể nhiều người đều biết áp lực gia đình là gì, nhưng chưa hiểu rõ hết các ảnh hưởng tiêu cực của nó lên bản thân. Nhiều bậc cha mẹ muốn giúp con cái của họ trở nên tốt nhất có thể. Tuy nhiên, một số cha mẹ lại đặt con cái mình dưới quá nhiều áp lực. Bị áp lực nặng nề như vậy có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho trẻ em, mà còn thể kéo dài tới tuổi trưởng thành.
Mục lục
Áp lực gia đình là gì?
Áp lực gia đình là những căng thẳng, lo âu, cảm xúc tiêu cực được gây ra bởi bố mẹ, vợ chồng, anh chị em hoặc những người thân khác lên một người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, áp lực gia đình chính là nguyên nhân số một gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Còn đối với việc hôn nhân, áp lực gia đình là nguyên nhân cho 30% các vụ ly hôn.
Nguyên nhân của áp lực gia đình là gì?
Sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên áp lực gia đình lên chúng ta:
Không được gia đình đồng cảm, lắng nghe
Bất kể ai cũng có thể gặp áp lực từ xã hội, ví dụ như công việc hay chuyện học tập. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho biết những áp lực xã hội này có thể được giải quyết nhanh chóng nếu người gặp áp lực được lắng nghe, chia sẻ với người thân và gia đình của mình. Nếu gia đình không có sự đồng cảm và chia sẻ, áp lực từ xã hội vô hình chung sẽ tăng lên, khiến cho người đó nghĩ rằng mình cũng bị áp lực bởi gia đình.
Thiếu chia sẻ trong hôn nhân
Còn trong hôn nhân, việc thiếu chia sẻ trách nhiệm và cảm xúc với nhau sẽ gây nên áp lực gia đình. Việc thiếu chia sẻ có thể là thuộc các khía cạnh kinh tế, tài chính hoặc những công việc, sinh hoạt đời sống. Khi vợ hoặc chồng không hiểu được nỗi lòng của nhau hoặc chỉ một người phải chịu mọi áp lực cơm áo gạo tiền, điều đó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề nên cuộc hôn nhân và có thể dẫn tới đổ vỡ. Để gỡ rối về vấn đề này, các cặp vợ chồng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý, tư vấn tình cảm hôn nhân gia đình thông qua ứng dụng Askany. Ứng dụng này có những chuyên gia tâm lý hàng đầu trên cả nước, sẵn sàng hỗ trợ về các vấn đề tâm lý trong cuộc sống.
Khác quan điểm sống
Khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình sẽ dẫn tới sự khác biệt về quan điểm sống. Điều này thường hay gây nên mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Nếu mâu thuẫn kéo dài mà không được giải quyết, nó sẽ gây nên áp lực gia đình cho cả hai phía. Khi có khác biệt về quan điểm sống, tốt nhất hai bên nên ngồi lại và chia sẻ suy nghĩ của mình để có thể thấu hiểu nhau hơn.
Vấn đề tài chính
Những vấn đề trong việc chi tiêu và tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính gây nên áp lực gia đình. Trong một cuộc hôn nhân, hai vợ chồng cần bỏ ra thời gian để bàn bạc về các chi phí sinh hoạt lẫn khả năng tài chính của nhau. Nếu không có sự thảo luận kỹ lưỡng, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, dẫn tới áp lực gia đình cho họ.
Thay đổi hoàn cảnh sống
Vì nhiều lý do khác nhau, một gia đình có thể sẽ phải thay đổi cuộc sống của họ như là chuyển nhà, cách giảm chi tiêu, thay đổi thói quen sinh hoạt. Những thay đổi này có thể gây nên áp lực cho các thành viên trong gia đình. Những lúc này, các thành viên nên nhẫn nại và quan tâm chia sẻ với nhau hơn để cùng vượt qua những khó khăn, thách thức trong việc thay đổi.
Trách nhiệm với con cái
Việc nuôi dạy con cái là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên áp lực với một cuộc hôn nhân. Do đó, hãy thảo luận và chia sẻ với nhau kĩ càng trước khi quyết định có còn hay không. Đây là một thay đổi lớn trong cuộc đời, vì thế vợ chồng cần phải bàn tính kỹ để tránh những áp lực về sau. Nếu xảy ra mâu thuẫn về ý định có con, các cặp vợ chồng có thể nhờ chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình qua ứng dụng Askany.
Cha mẹ cư xử thiên vị, không công bằng
Việc cha mẹ thường hay so sánh, thiếu công bằng hoặc trọng nam khinh nữ rất dễ gây ra áp lực lên trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nếu để lâu dài, áp lực này sẽ hình thành bệnh trầm cảm ở trẻ. Trầm cảm hiện nay đang là bệnh tâm lý số một ở Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để được tư vấn chính xác và kịp thời nhất.
Kỳ vọng của cha mẹ, người thân
Việc cha mẹ không hiểu được khả năng của con cái có thể dẫn tới việc đặt kỳ vọng quá cao. Nếu trẻ cảm thấy bất lực hoặc căng thẳng bởi các kỳ vọng của cha mẹ, đó chính là áp lực gia đình. Các bậc cha mẹ cần phải theo dõi sát sao quá trình học tập và phát triển năng lực của con cái để từ đó đưa ra các kỳ vọng đúng mức và hợp lý.
Quan điểm về tình yêu, giới tính
Cuối cùng, sự khác biệt trong quan điểm về tình yêu hay giới tính cũng là một nguyên nhân chính gây nên mâu thuẫn trong gia đình và tạo ra áp lực cho các thành viên. Cả hai không nên ép đối phương phải chấp nhận các quan điểm về tình yêu và giới tính của mình. Điều họ cần làm là chia sẻ suy nghĩ và lắng nghe lẫn nhau. Từ đó, họ có thể tìm ra phương hướng để giải quyết các mâu thuẫn và áp lực trong gia đình.
Hệ lụy của áp lực gia đình
Áp lực gia đình có thể gây nên một số chứng bệnh tâm lý cho chúng ta như:
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Ngoài ra, áp lực gia đình còn có ảnh hưởng tiêu cực lên các mối quan hệ giữa người thân, cha mẹ và con cái hai vợ chồng. Thậm chí, nó có thể dẫn tới các hành vi bạo lực và nguy hiểm. Một hệ lụy khác của áp lực gia đình là việc lạm dụng rượu bia, chất kích thích hoặc các hành vi vi phạm pháp luật. Liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để được tư vấn kịp thời về cách đối phó với áp lực gia đình.
Cách đối phó áp lực gia đình là gì?
Khi đã biết áp lực gia đình là gì rồi, bạn cần phải biết làm sao để đối phó với nó. Theo các chuyên gia tâm lý, cách tốt nhất để đối phó với áp lực gia đình là người thân, trực tiếp và kiên nhẫn chia sẻ các vấn đề với nhau. Họ phải biết học cách lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Sự quan tâm và chia sẻ là liều thuốc hiệu quả nhất để chống lại áp lực gia đình.
Tuy nhiên, trong trường hợp không thể chia sẻ với nhau, bạn có thể tìm đến các phương pháp trị liệu tâm lý để giảm tải áp lực trong suy nghĩ. Liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý ứng dụng Askany để được tư vấn thêm về cách đối phó với những áp lực gia đình mà mình đang gặp phải.