Bảo lãnh phát hành chứng khoán là một thuật ngữ rất trừu tượng và không phải ai cũng nắm được. Thế nhưng nó lại là một kiến thức rất quan trọng với những người tham gia thị trường chứng khoán. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia chứng khoán của Top20Review sẽ giải thích bảo lãnh phát hành chứng khoán theo cách đơn giản nhất cho bạn.
Mục lục
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
Định nghĩa của bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng đã được đề cập trong luật chứng khoán mới nhất, cụ thể là nghị định số 70/2006/QH11. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là khi một đoàn thể hoặc tổ chức cam kết sẽ mua một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu của một công ty, tổ chức được bảo lãnh trước khi chúng được phát hành ra thị trường, trong trường hợp số chứng khoán phát hành không thể phân phối hết.
Nếu muốn bảo lãnh phát hành chứng khoán, đoàn thể hoặc tổ chức đó phải được cấp giấy phép hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng có thể tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán nếu được Bộ tài chính cho phép.
Nhiều công ty, tổ chức có thể cùng tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán cho một đợt phát hành cổ phiếu của một công ty. Bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm mục đích tránh thị trường đi xuống, như khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sập sàn chẳng hạn.
Các hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán
Có tổng cộng 5 hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán khác nhau:
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn
Tổ chức, công ty nhận bảo lãnh sẽ cam kết chắc chắn mua hết toàn bộ số chứng khoán được phát hành ra thị trường, cho dù số chứng khoán còn lại là bao nhiêu đi chăng nữa. Các tổ chức bảo lãnh với cam kết chắc chắn thường sẽ được mua số cổ phiếu còn lại với giá chiết khấu và bán lại cho thị trường với giá cao hơn để hưởng chênh lệch cao. Xem thêm các mã chứng khoán tốt hiện nay.
Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
Tổ chức, công ty nhận bảo lãnh sẽ hoạt động như là một đại lý cho công ty phát hành cổ phiếu. Họ sẽ không chắc chắn bán được hết 100% toàn bộ số cổ phiếu còn lại đó trong một thời hạn nhất định. Họ chỉ cố gắng hết sức mà thôi.
Bảo lãnh tất cả hoặc không
Tổ chức, công ty nhận bảo lãnh bắt buộc phải bán một lượng chứng khoán nhất định từ đợt phát hành. Trong trường hợp không bán được thì đợt phát hành đó sẽ bị hủy. Công ty sẽ thu hồi lại số cổ phiếu đó và hoàn tiền cho các nhà đầu tư.
Bảo lãnh tối thiểu – tối đa
Hai bên thỏa thuận trước theo hợp đồng bảo lãnh với nhau về số lượng chứng khoán tối đa được tự do chào bán và số lượng bán ra tối thiểu. Nếu số lượng chứng khoán bán ra thấp hơn mức tối thiểu đó, toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
Bảo lãnh dự phòng
Đây là trường hợp bảo lãnh cho các cổ phiếu phát hành ưu tiên chào bán cổ đông cũ trước. Nếu cổ đông cũ không mua những cổ phiếu đó thì công ty, tổ chức bảo hành sẽ mua lại số cổ phiếu đó. Về cơ bản, các công ty, tổ chức bảo hành sẽ là người mua cuối cùng của toàn bộ số cổ phiếu còn lại.
Từ lúc ban hành nghị định vào năm 2003 cho tới nay, chỉ có phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán đầu tiên là đã được thực hiện. Các phương thức còn lại chưa bao giờ được áp dụng ở bất kỳ đợt phát hành nào ở Việt Nam cho đến nay.
Kết luận
Qua bài viết này, các chuyên gia đã giải thích rất dễ hiểu cho bạn về thuật ngữ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Đây là một kiến thức có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Những chuyên gia này cũng sẽ giúp bạn biết chơi chứng khoán như thế nào. Họ đang cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua ứng dụng Askany. Hãy tạo tài khoản Askany và bạn có thể liên hệ với họ một cách nhanh chóng, tiện lợi.