Hướng dẫn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất ít tốn chi phí

Huong dan cach xu ly khi bi lan chiem dat dai 1

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất khá đơn giản và bạn cần phải giải quyết vấn đề ngay khi phát hiện. Bởi lẽ, khi bạn để trường hợp này xảy ra trong khoảng thời gian dài, hành động đó sẽ ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của bạn, và sẽ xảy ra những tranh chấp lớn hơn và khó lòng đi đến thỏa thuận giữa hai bên. Vậy nên khi hành vi lấn chiếm đất chỉ vừa xảy ra, bạn nên tìm cách giải quyết chúng lập tức. Bài viết của chúng tôi sẽ cho bạn giải pháp để ngăn chặn hành vi trên và cách giải quyết xây dựng nhà ở lấn chiếm đất.

 

Thế nào là khái niệm hành vi lấn chiếm đất?

Lấn chiếm đất trên thực tế là một vi phạm khá phổ biến, nhưng có nhiều người không nhận thức được đó là một hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng khi căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, Nhà nước có giải thích cho chúng ta rõ ràng lấn chiếm đất gồm có những hành động như sau:

– Lấn đất được định nghĩa rằng việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới, ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng mà không thuộc hai trường hợp sau đây

  • Cơ quan quản lý nhà nước quản lý đất đai phê duyệt, cấp phép.
  • Trao đổi trước với chủ đất và nhận được sự đồng ý từ bạn.

– Đồng thời, Chiếm đất là khi việc sử dụng đất của người đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất không được hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền đất đai phê duyệt quyền của họ.
  • Xây dựng hoặc sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đó khi chưa thông báo hoặc được họ chấp thuận.
  • Sử dụng đất được giao bởi Nhà nước khi đã hết hạn sử dụng hoặc không được phép tại gia hạn dựa trên quyết định của Nhà nước ( trừ các trường hợp thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trồng trọt trên đất nông nghiệp).

Vì thế khi nhận ra, bạn nằm trong những trường hợp này. Bạn nên chủ động tìm giải quyết chúng nhanh chóng trước khi đi vào quy trình xin giấy phép xây dựng. Còn với tình huống ngược lại, đất của bạn đang bị lấn chiếm, thì phần tiếp theo sẽ cho bạn cách xử lý khi bị lấn chiếm đất. 

hang xom lan dat lam nha co doi duoc khong

 

Thủ tục và cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Thủ tục hòa giải xử lý khi bị lấn chiếm đất

Trước khi đến với những hình thức giải quyết cực đoan hơn, Nhà nước luôn khuyến khích các bên giải quyết vấn đề tranh chấp bằng các hình thức hòa giải, thỏa thuận. Căn cứ dựa trên Khoản 3,4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 có quy định: “Chủ tịch hay người đứng đầu UBND cấp xã và các cấp tương đương có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Quá trình thực hiện hòa giải sẽ có sự hỗ trợ thường trực của Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng với thành viên tổ chức Mặt trận và các tổ chức xã hội khác”

 

Lưu ý về thủ tục hòa giải xử lý khi bị lấn chiếm đất

  • Thời hạn hòa giải tối đa không đạt tới 45 ngày (tính từ ngày nộp đơn)
  • Quá trình hòa giải phải có sự tham gia và xác nhận văn bản bằng chữ ký của bên thứ ba (UBND)
  • Tất cả biên bản hòa giải được lập trong quá trình buộc phải lưu lại tại Uỷ ban nhân dân cấp xã địa phương.

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất: Thủ tục khởi kiện buộc phải trả lại đất lấn chiếm

Sau khi việc hòa giải diễn ra không thành công, bạn sẽ phải đi đến bước khởi kiện lên Tòa án để có thể giành lại quyền sử dụng đất hợp pháp của bản thân bạn. Hồ sơ để đi khởi kiện gồm có:

  • Đơn khởi kiện (Dùng mẫu sẵn được cung cấp ở các trang Dịch vụ Công)
  • Tài liệu cùng các chứng cứ kèm theo chứng minh hành vi lấn chiếm đất
  • Giấy tờ tùy thân cần thiết gồm có, CCCD, sổ hộ khẩu,…

Khi bộ hồ sơ hoàn thiện, bạn cần nộp cho cơ quan Tòa án địa phương. Bạn cần ứng trước án phí sau khi hồ sơ của bạn đã hợp lệ. Tòa án sẽ đưa ra quyết định thụ lý cùng các thủ tục cần thiết giải quyết khi hoàn thành điều tra. Nếu bạn không hài lòng với kết quả đó, bạn có thể đem đến Tòa án cấp cao hơn để khởi kiện lại.

Sau khi được giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong việc tranh chấp, thì bạn mới nên quan tâm đến với những vấn để sâu hơn xây nhà có phải nộp thuế xây dựng không.

Mức phạt xử lý khi lấn chiếm đất

Sau khi qua những phần trước của bài, hành vi lấn chiếm đất được khẳng định là một hành vi vi phạm pháp luật, bạn có thể xem cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013. Và những quy định về mức phạt tương ứng cũng được đề cập chi tiết ở Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP.

 

Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, bạn còn phải thực hiện các hình thức khắc phục và trả lại hiện trạng ban đầu cho người bị chiếm đoạt đất:

  • Người chiếm đoạt buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất;
  • Người chiếm đoạt trả lại đất đã chiếm lấn;
  • Người bị xử phạt phải bổ sung đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất;
  • Người chiếm đất phải hoàn trả đất cho đến khi thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Người lấn chiếm đất phải nộp lại tài sản đất bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

 

Kết luận

Khi nhận thấy quyền sử dụng đất bị vi phạm, bạn cần phải tìm đến ngay cách xử lý khi bị lấn chiếm đất. Đây là một tranh chấp tham gia bởi nhiều bên khác nhau và khá phức tạp, có nhiều quy định cần để tâm. Ngoài việc pháp lý, việc tranh chấp cũng có thể ảnh hưởng đến với các mối quan hệ xung quanh. Nên hơn hết bạn cần tìm đến với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm hơn.

 

Nếu bạn gặp những băn khoăn khi tìm cách xử lý khi bị lấn chiếm đất, bạn đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn nhà đất trực tiếp trên ứng dụng Askany. Các chuyên gia cùng kinh nghiệm chuyên sâu trong nghề xây dựng, họ sẽ có thể giúp bạn giải quyết tranh chấp đất một cách phù hợp và có lợi cho bạn nhất. Ngoài ra, họ cũng có thể hỗ trợ cho bạn những thủ tục khác như xin giấy phép xây dựng thông qua tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *