Làm sao để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi? Chứng rối loạn này đang ngày càng phổ biến hơn ở người lớn tuổi tại Việt Nam, khiến họ ngủ ít hơn mức cần thiết. Do đó, bản thân bạn cần phải nắm được các nguyên nhân và triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi để có thể tìm tới bác sĩ nhằm được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Mục lục
Triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Giấc ngủ kém có thể là dấu hiệu báo trước của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường…
Mặc dù mô hình giấc ngủ thay đổi khi mọi người già đi, nhưng giấc ngủ bị xáo trộn và mệt mỏi khi thức dậy không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường. Những người bị chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi sẽ có các dấu hiệu sau đây:
- Cảm thấy khó ngủ
- Ngủ ít hơn bình thường
- Hay thức dậy vào giữa khuya hoặc sáng sớm
- Giấc ngủ kém chất lượng hơn
Khoảng 50 phần trăm những người trên 55 tuổi khó đi vào giấc ngủ và duy trì một đêm ngon giấc. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ đột ngột và mãn tính tốt hơn là dùng thuốc, vốn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi?
Rối loạn giấc ngủ cho tới nay vẫn được coi là một chứng rối loạn không có nguyên nhân y tế hoặc tâm thần nào khác. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn giấc ngủ, kể cả người lớn tuổi.
Mất ngủ là một trong những vấn đề y tế phổ biến nhất, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Nó thường cùng tồn tại với các rối loạn y tế, tâm thần, giấc ngủ hoặc thần kinh. Theo nghiên cứu, chứng mất ngủ cũng có thể liên quan đến căng thẳng, thuốc men, thói quen ngủ kém hoặc thay đổi môi trường ngủ.
Một nghiên cứu về các vấn đề về giấc ngủ ở người lớn tuổi ở Việt Nam đã cho thấy rằng những người bị chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có nhiều khả năng đã mắc sẵn các bệnh khác nhau và ít vận động thể chất hơn.
Xem thêm: Chi phí khám tâm lý dành cho người bệnh rối loạn giấc ngủ
Các tình trạng sức khỏe có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ bao gồm:
- Bệnh Parkinson.
- Bệnh Alzheimer.
- Đau mãn tính như đau viêm khớp.
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh đa xơ cứng
- Từng bị chấn thương sọ não.
- Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
- Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
- Bệnh hen suyễn.
- Kiểm soát bàng quang kém.
Chữa rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi như thế nào?
Thông thường, chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi sẽ được chữa trị thông qua việc thay đổi thói quen ngủ. Hướng điều trị là việc thành lập các thói quen gồm:
- Đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định mỗi ngày
- Chỉ định một nơi để ngủ, không dành cho mục đích nào khác
- Có một thói quen nhất định trước khi ngủ, chẳng hạn như đọc sách
- Tránh để đèn sáng trước khi đi ngủ
- Hạn chế ăn, uống trước khi đi ngủ
- Dùng bữa tối lúc 3 đến 4 tiếng trước khi đi ngủ
- Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập trước lúc đi ngủ
- Tắm nước ấm
- Hạn chế ngủ trưa
Nếu khó ngủ trong vòng 20 phút, bạn có thể thử thức dậy và làm gì đó trước khi đi ngủ trở lại. Ép buộc giấc ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Xem thêm:
- Biểu hiện của rối loạn tâm lý– Căn bện nguy hiểm
- Chứng rối loạn cảm xúc
- Căn bệnh rối loạn lo âu lan tỏa – Cách khắc phục
- Rối loạn lo âu xã hội và cách phòng ngừa chúng
Kết luận
Để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi, người bệnh cần có triệu chứng liên tục từ 1 tới 2 tuần. Nếu cảm thấy bản thân, bạn bè hoặc người thân có khả năng bị rối loạn giấc ngủ, hãy tìm tới các chuyên gia tư vấn tâm lý để được tư vấn chính xác nhất. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Askany, nơi có các chuyên gia về bệnh rối loạn giấc ngủ hàng đầu, để tìm được người tư vấn chính xác nhất.