Manufacturing Cost là gì? Cách tính giá thành sản xuất đúng nhất

Manufacturing Cost là gì

Manufacturing Cost là gì? Trong kinh doanh sản xuất, Manufacturing Cost đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, điều này giúp duy trì khả năng cạnh tranh, thậm chí là tái đầu tư vào nhiều cơ hội tăng trưởng. Trong bài viết dưới đây, Top20Review sẽ cung cấp chi tiết định nghĩa, cũng như cách tính Manufacturing Cost đúng nhất. Với các thông tin đưa ra, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các quyết định sáng suốt và tối ưu nhất cho quy trình sản xuất của mình.

Khi tính Manufacturing Cost có thể phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định giá thành sản phẩm phù hợp. Đừng bỏ lỡ cơ hội tư vấn trực tiếp với các chuyên gia Data Analyst giỏi của Askany để được hướng dẫn toàn diện về vấn đề này.

Manufacturing Cost là gì?

Manufacturing Cost là gì?
Manufacturing Cost là gì?

Manufacturing Cost (giá thành sản xuất) được biết đến là tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp của toàn bộ quy trình sản xuất. Các chi phí liên quan có thể kể đến như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp (tiền lương, tiền công, phúc lợi của người lao động) và chi phí sản xuất chung gián tiếp (tiền thuê nhà, chi phí bảo trì máy móc, tiền điện nước). Tham khảo thêm Manufacturing Overhead là gì để hiểu rõ hơn về chi phí sản xuất chung.

Manufacturing Cost góp phần giúp doanh nghiệp xác định chính xác giá bán của sản phẩm. Đồng thời, bằng cách hiểu rõ chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện các yếu tố gây lãng phí để đưa ra giải pháp cắt giảm chi phí phù hợp và nâng cao lợi nhuận.

>> Xem thêm: Entity Relationship Diagram là gì? Cách xây dựng mô hình ERD.

Cách tính Manufacturing Cost đúng nhất

Cách tính Manufacturing Cost đúng nhất
Cách tính Manufacturing Cost đúng nhất

Công thức tính Manufacturing Cost

Manufacturing Cost = (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung) / số đơn vị sản xuất

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của tất cả các nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền công, tiền lương cùng với các khoản phúc lợi trả cho các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, gồm chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bảo trì,…
  • Số đơn vị sản xuất: Là tổng số đơn vị sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể.

Lưu ý rằng công thức tình Manufacturing có thể được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất là điều rất quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác của số liệu.

>> Xem thêm: Data Analyst là làm gì? Tiềm năng nghề nghiệp như nào?

Các bước tính Manufacturing Cost

Trình tự tính Manufacturing Cost gồm 5 bước cụ thể như dưới đây:

Bước 1: Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Bước 2: Tính chi phí nhân công trực tiếp dựa trên tiền công, tiền lương và các khoản phúc lợi cần trả cho nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

Bước 3: Xác định chi phí sản xuất chung thông qua các chi phí gián tiếp được phân bổ vào thành phẩm, chẳng hạn như chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao, chi phí bảo trì,…

Bước 4: Sau khi đã xác định các chi phí trên, hãy cộng tất cả các chi phí này lại để xác định tổng chi phí sản xuất cuối cùng.

Bước 5: Áp dụng công thức nêu ở phần trước để tính Manufacturing Cost.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lộ trình học Data Analysis cho người bắt đầu từ số 0

Ví dụ cách tính Manufacturing Cost

Để hình dung rõ hơn về cách tính Manufacturing Cost, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây của Top20Review: 

Giả sử một công ty sản xuất 1000 đơn vị sản phẩm trong 1 tháng và phát sinh những chi phí như sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5000$
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 3000$
  • Chi phí sản xuất chung: 2000$

Áp dụng theo công thức và quy trình tính Manufacturing Cost, bạn tiến hành cộng các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cùng chi phí sản xuất chung lại với nhau, sau đó chia chúng cho số lượng đơn vị sản xuất. Cụ thể:

Manufacturing Cost = (5000$ + 3000$ + 2000$)/1000 đơn vị = 10 $/ đơn vị.

Như vậy, công ty cần phải chịu chi phí sản xuất là 10$ cho mỗi đơn vị được sản xuất. Thông qua cách tính này, công ty có thể đưa ra giá bán phù hợp để mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Các cách giảm Manufacturing Cost hiệu quả

Các cách giảm Manufacturing Cost hiệu quả
Các cách giảm Manufacturing Cost hiệu quả

Theo dõi và phân tích chi phí

Tiến hành phân tích chi phí toàn diện có nghĩa là kiểm tra tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất, bao gồm nguyên liệu thô, thiết bị, nhân công, chi phí chung và chi phí hành chính. Dựa vào việc phân tích các thành này, các công ty có thể nhanh chóng tìm ra được những điểm yếu hoặc dư thừa liên quan đến việc định giá sản phẩm và đưa ra quyết định tối ưu hoá cơ cấu chi phí.

>> Xem thêm: ROAS là gì? Bật mí 5 cách tối ưu ROAS hiệu quả

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc cắt giảm chi phí sản xuất. Thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể thương lượng những điều khoản về giá cả một cách tốt hơn, chẳng hạn như giảm giá số lượng lớn hoặc cải thiện lịch trình giao hàng. Thêm vào đó, việc triển khai kỹ thuật just-in-time (đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng địa điểm – đúng thời điểm) cũng là cách giảm thiểu chi phí lưu kho, tồn kho hiệu quả.

Kết hợp tự động hoá và công nghệ

Việc kết hợp tự động hoá và công nghệ vào quá trình sản xuất có thể giảm đáng kể chi phí lao động, cũng như nâng cao chất lượng và năng suất. Với cách tự động hoá những nhiệm vụ lặp đi lặp lại cùng việc sử dụng máy móc tiên tiến, doanh nghiệp có thể đảm bảo hạn chế các lỗi do con người gây ra, tăng thông lượng và đạt được tính kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, tích hợp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp với các công cụ phân tích dữ liệu còn là cách để cung cấp những hiểu biết giá trị về tối ưu hoá chi phí và đưa ra quyết định thông minh.

Bài viết trên đây đã chia sẻ Manufacturing Cost là gì, cũng như công thức tính chi phí sản xuất chi tiết nhất. Có thể thấy rằng, Manufacturing Cost góp phần giúp doanh nghiệp xác định dễ dàng giá bán sản phẩm dựa trên các chi phí trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo đưa ra kết luận phù hợp thông qua việc tính toán Manufacturing Cost, đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ thuật chuyên môn cao. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy nhanh chóng đặt lịch tư vấn với các chuyên gia DA giỏi trên nền tảng Askany để được chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *